Nhiều người cho rằng, hơi thở có mùi chỉ liên quan đến vấn đề vệ sinh răng miệng nhưng đâu ai ngờ chúng còn ẩn chứa những căn bệnh nghiêm trọng khác.
Bệnh tiểu đường
Hầu như không một phần nào của cơ thể thoát khỏi tác động của căn bệnh tiểu đường. Ngay cả trong hơi thở, một triệu chứng đặc biệt thường thấy ở những bệnh nhân mắc bệnh này là hơi thở có mùi hôi khó ngửi. Đây là một sản phẩm phụ của cơ thể khi đốt cháy chất béo thay vì đường để cung cấp năng lượng.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn làm tăng lượng đường trong miệng của bạn, từ đó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, nhiễm trùng và dẫn đến mùi hôi hình thành trong hơi thở. Và khi lượng đường trong máu cao, cơ thể sẽ khó chống lại nhiễm trùng, ảnh hưởng rất nhiều đến >sức khỏe răng miệng.
Bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu xảy ra khi bạn không loại bỏ sạch mảng bám khỏi răng ngay sau khi ăn. Theo thời gian, các mảng bám này cứng lại tạo thành cao răng. Chúng có thể tạo ra những lỗ nhỏ hình thành trong khu vực giữa răng và nướu răng. Khi đó, thực phẩm, vi khuẩn và mảng bám răng sẽ dính vào đây và gây ra mùi mạnh trong hơi thở.
Khô miệng
Khô miệng xảy ra khi miệng bạn không tạo đủ lượng nước bọt. Chính nhờ nước bọt có tác dụng giúp giữ sạch miệng và giảm mùi hôi. Do đó, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì hậu quả thường thấy sẽ là mùi hôi ở miệng. Khô miệng bị gây ra bởi những nguyên nhân như ngủ há miệng hoặc dùng một số loại thuốc điều trị huyết áp cao và các bệnh tiết niệu.
Bệnh Kenton
Kenton là một biến chứng kèm theo của bệnh tiểu đường. Khi cơ thể bạn không thể tạo ra insulin và các tế bào cũng không nhận được lượng glucose cần thiết để làm nhiên liệu tạo ra năng lượng thì nó sẽ chuyển sang đốt mỡ. Đốt cháy chất béo thay vì đường sẽ tạo ra xeton, tích tụ trong máu và nước tiểu.
Mức xenton cao thường sẽ gây ra hơi thở có mùi hôi. Một trong những loại xeton là acetone, một hóa chất được tìm thấy trong sơn móng tay, có thể làm cho hơi thở của bạn có mùi rất khó ngửi.
Bệnh tắc ruột
Các vật cản ở đường ruột sẽ dẫn đến những trường hợp nguy hiểm như tắc nghẽn ở ruột già và ruột non. Sự tắc nghẽn đường ruột có thể gây ra hơi thở có mùi như phân. Bởi vì, không chỉ do phân bị mắc kẹt bên trong ruột mà còn do thức ăn tiêu thụ không thể di chuyển xuống đường ruột để tiêu hóa. Do đó, những những thực phẩm bạn ăn đều nằm trong đường tiêu hóa và lên men, gây ra chứng hôi miệng.
Bệnh viêm xoang
Nhiễm khuẩn xoang và hô hấp có thể khiến hơi thở bạn có mùi hôi. Nguyên nhân là khi vi khuẩn di chuyển từ mũi và đi vào cổ họng, chúng phát triển ở khoang miệng và dẫn đến việc tạo ra một mùi cực kỳ khó chịu ở đó.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể tạo ra mùi hôi trong hơi thở. Điều này là do axit dạ dày bị chảy ngược vào thực quản và kích thích lớp lót thực quản tạo ra mùi gây khó chịu cực độ.