Ăn gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn vào thời điểm này thì chẳng khác nào rước bệnh vào thân.
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Không chỉ vậy, gừng còn đảm nhận vai trò như 1 nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian trị ho, đờm, cảm lạnh...
Tuy tốt cho >sức khỏe thế nhưng gừng lại rất độc nếu bạn sử dụng sai cách. Dưới đây là thời điểm bạn tuyệt đối không được ăn gừng kẻo độc ngang thạch tín.
Ăn gừng vào lúc nào là tốt nhất?
Theo chuyên gia, gừng vừa có lợi vừa có hại, chỉ nên dùng gừng vào ban ngày tránh ăn gừng vào buổi tối.
Nguyên nhân là do ban ngày khí trong dạ dày nhiều, ăn gừng sẽ giúp kiện tì, ôn vị giúp tăng cường tuần hoàn máu và tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu ăn gừng vào buổi tối, tính nóng của loại củ này sẽ gây ra các chứng nóng trong, đau bụng và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Chẳng thế mà người xưa có câu:
"Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín".
Gừng có tác dụng gì?
Gừng có chứa thành phần tinh đầu, tinh bột, chất cay vì thế nó có khả năng chữa bệnh. Thống kê cho thấy, có đến 70% đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.
Một số công dụng của gừng trong chữa bệnh như: Trị cảm cúm, chống nôn cho người say tàu xe, tốt cho sức khỏe nam giới, trị viêm đường hô hấp, trúng gió, bong gân...
Một số lưu ý khi ăn gừng
- Không ăn nhiều gừng bởi loại củ này có tính nhiệt, ăn nhiều dễ gây khô miệng, phát nhiệt trong người.
- Người bị mất ngủ, táo bón hoặc mắc các bệnh như áp xe phổi, lao, viêm loét dạ dày, tiểu đường, gan, trĩ thì không nên ăn gừng bởi có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Người cảm lạnh có thể uống nước gừng nhưng người bị sốt cao thì tuyệt đối không nên sử dụng loại củ này. Gừng có tính nhiệt nên sẽ khiến thân nhiệt tăng cao gây tổn thương mạch máu, thậm chí xuất huyết.
- Tuyệt đối không ăn gừng dập, loại gừng này sinh ra safrol - chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan từ đó dễ hình thành ung thư gan.