Tình trạng hơi thở có mùi khiến bạn mất đi sự tự tin vốn có và ngại ngần khi giao tiếp trước đám đông. Đừng lo lắng, chỉ bằng cách tận dụng thứ gia vị quen thuộc này trong bếp, chứng hôi miệng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Đông Anh 11:51 01/08/2018

Thay vì sử dụng những loại xịt khử mùi giúp hơi thở thơm mát, bạn có thể thử áp dụng phương pháp tự nhiên từ gừng tươi, vừa tiết kiệm chi phí vừa an toàn cho >sức khỏe.

Theo Thehealthsite, gừng không chỉ là loại gia vị quen thuộc trong các món ăn mà còn có tác dụng phòng và trị nhiều loại bệnh, đặc biệt giúp giảm thiểu tình trạng hơi thở có mùi.

Tại sao gừng có khả năng giảm chứng hôi miệng?

Gừng chứa hàm lượng lớn zingiberen, tinh dầu, curcumen, các hợp chất alcol geraniol, linalol, borneol, zingeron, zingerol… có khả năng giảm >hôi miệng hiệu quả.

Gừng chứa hợp chất có khả năng giảm mùi hơi thở - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, hợp chất 6-gingerol được tìm thấy trong loại gia vị có khả năng kích thích các enzym chứa trong nước bọt phân hủy các chất có mùi hôi trong miệng, từ đó giúp hơi thở luôn thơm thơ. Nguyên tắc hoạt động của hợp chất này là làm cho mức độ của enzym sulfhydryl oxidase 1 trong nước bọt tăng gấp 16 lần chỉ trong vài giây. Kết quả của các nghiên cứu phân tích nước bọt và hơi thở cho thấy, enzyme sulfhydryl oxidase 1 sẽ phá vỡ các hợp chất chứa sulphher gây mùi.

Đặc biệt, hàm lượng axit citric trong gừng có thể làm tăng hàm lượng ion natri của nước bọt, nhờ đó mà lượng khoáng chất hòa tan trong nước bọt cũng tăng theo tỷ lệ với lượng nước bọt, giảm mùi hơi thở khó chịu.

Cách chữa hôi miệng bằng gừng tươi

Nguyên liệu: 2-3 củ gừng tươi, 350ml nước

Hướng dẫn thực hiện:

Đầu tiên, gừng cạo vỏ rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng lát mỏng. Cho 350ml nước vào nồi đun sôi. Tiếp đến, thả gừng tươi đã thái lát vào đun thêm vài phút rồi tắt bếp, lọc lấy phần nước gừng.

Đun sôi gừng tươi với nước rồi súc miệng - Ảnh minh họa: Internet

Cách dùng:

Sau khi đợi nước nguội, bạn chỉ cần dùng nước gừng súc miệng từ 5 đến 10 phút, mỗi ngày 2-3 lần sẽ giúp tình trạng hôi miệng giảm thiểu đáng kể. Bạn cũng có thể uống nước gừng tươi để phòng cảm lạnh. Kiên trì áp dụng phương pháp này liên tục trong 3 tuần không chỉ giúp hơi thở luôn thơm thơ mà còn ngăn ngừa hiệu quả bệnh sâu răng.

Một số tác dụng khác của gừng tươi

Gừng tươi có vị cay, nóng giúp giảm đau bụng kinh, phòng và chữa cảm cúm, đau đầu, ho do viêm phế quản gây ra. Ngoài ra, nhờ đặc tính chống viêm mà gừng có khả năng điều trị các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp…

Bạn còn có thể dùng gừng để xông hơi, giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện chứng mất ngủ.

Nước gừng tươi có khả năng phòng và trị nhiều loại bệnh - Ảnh minh họa: Internet

Một số lưu ý khi dùng gừng tươi

- Không dùng nước gừng tươi chung với các loại thuốc kháng sinh khác.

- Người mắc bệnh tiểu đường, phụ nữ mang thai, người mắc bệnh tim không nên dùng quá nhiều nước gừng tươi.

Đông Anh | Theo Phụ nữ sức khỏe