Khi thời tiết chuyển từ ấm áp sang lành lạnh bởi gió heo may, đó là dấu hiệu của mùa xuân tươi vui, nhưng cũng là lúc những chứng bệnh như cảm cúm, bệnh đường ruột rất khó chịu có thể xuất hiện.
Đề phòng bệnh cúm
- Tiết trời từ mùa đông chuyển sang xuân với thời tiết lạnh có độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, cộng thêm khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, tất cả là điều kiện thuận lợi để vi trùng, virut, nấm mốc, ký sinh trùng… phát triển hơn các mùa khác, đặc biệt là bệnh thường gặp trong dịp Tết nhất phải kể đến các bệnh về hô hấp.
Đề phòng bệnh lý trên hệ tiêu hóa
- Trong dịp Tết, cơ thể sẽ bị mất cân bằng nên sẽ gây ra những xáo trộn trên hệ thống tiêu hóa.
- Vì vậy, để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn thức ăn, mọi nhà cần có chế độ bảo quản thức ăn và có chế độ ăn phù hợp, không nên ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, không nên sử dụng nhiều bia, rượu, không nên dự trữ thức ăn trong nhiều ngày, nếu thức ăn có mùi vị lạ, phải hủy bỏ ngay.
Để bảo vệ >sức khỏe trong dịp này cần lưu ý
– Thường xuyên mặc đủ ấm, chú ý giữ ấm đầu, cổ, ngực, đôi bàn chân; không nên đi xa, không đi chơi khuya, nhất là những ngày thời tiết giá lạnh cần tránh ra ngoài trời, đặc biệt là không ra ngoai trơi khi vưà uôn g rươụ , bia… để đề phòng cảm lạnh.
– Duy trì nền nếp sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi.
– Về ăn uống, tránh quá bữa, bỏ bữa nhưng cũng không ăn quá nhiều bữa, dù ngon miệng cũng chỉ nên ăn vừa phải. Người có bệnh tim mạch chẳng hạn, nếu ăn quá no, làm máu dồn nhiều về dạ dày để tăng cường tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thiếu máu cục bộ ở cơ tim và não bộ làm phát sinh các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim; có thể gây đột qụy nếu có tình trạng thiểu năng tuần hoàn trước đó.
Cần giảm các thức có nhiều mỡ, tránh ăn các thực phẩm như thịt mỡ và các phủ tạng, hạn chế uống nước ngọt, ăn mứt, bánh kẹo, nhớ uống đủ nước, nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp cho cơ thể đủ lượng các chất khoáng, các loại vitamin nhất là các vitamin C, E, beta-caroten… là những chất chống oxy hóa mạnh.
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội