Sau 2 lần dùng biện pháp tránh thai, người phụ nữ này cảm thấy vùng bụng bên phải đau nhói, đến khi đi khám kết quả khiến cô phải ngỡ ngàng.
Đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai
Cô Ngọc (38 tuổi) đến từ Đài Bắc rơi vào trường hợp dở khóc dở cười khi mà vẫn mang thai dù đã đặt vòng tránh thai. 10 năm trước sau khi sinh bé thứ 2, cô Ngọc đến bệnh viện đặt vòng tránh thai, không ngờ 5 năm sau, cô lại tiếp tục mang thai bé thứ 3. Cô Ngọc nghĩ rằng vòng tránh thai đã rơi bên ngoài nên mới dẫn đến sự cố như vậy. Để chắc chắn, lần này, cô quyết định chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nhưng sau nhiều năm sau bởi cô thường cảm thấy vùng bụng bên phải đau nhói, đến khi đi khám kết quả khiến cô phải ngỡ ngàng.
Bác sĩ Cao Huệ Phấn – chủ nhiệm khoa nội soi tại bệnh viện Đại học Asia University Hospital, cho biết: "Cô Ngọc nghĩ rằng vòng tránh thai đã rơi bên ngoài nên cô đã mang thai ngoài ý muốn. Sau đó cô Ngọc chọn phương pháp thắt ống dẫn trứng để thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Nhưng sau nhiều năm, cô thường cảm thấy phần bụng đau nhói, đặc biệt khi khom người cúi xuống thì càng cảm thấy đau đớn kịch liệt".
Thời gian đầu, cô Ngọc thỉnh thoảng sử dụng thuốc giảm đau và thuốc tiêu hóa, triệu chứng đau đớn có thuyên giảm, nhưng dạo gần đây, khi cô Ngọc sử dụng thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn tái phát.
Bác sĩ Cao Huệ Phấn tiến hành chụp X-quang khoang bụng của bệnh nhân và phát hiện vòng tránh thai từ nhiều năm trước đã xuyên qua tử cung, rơi vào khoang bụng, gây viêm nhiễm khiến bệnh nhân đau đớn, bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật gắp vòng tránh thai ra.
Hình ảnh vòng tránh thai xuyên qua tử cung và rơi vào trong ổ bụng của cô Ngọc (Ảnh của Bệnh viện Đại học Asia University Hospital)
Theo thống kê, trong số những phụ nữ đặt vòng tránh thai, vòng tránh thai có khả năng rơi ra bên ngoài có tỉ lệ khoảng 8/1000 trường hợp, vòng tránh thai xuyên qua tử cung, rơi vào khoang bụng gây viêm nhiễm, dính ruột có tỉ lệ khoảng 2/1000 trường hợp.
Bác sĩ Cao Huệ Phấn có lời khuyên dành cho chị em phụ nữ: "Khi bạn đặt vòng tránh thai trong tử cung, 3 tháng đầu tiên bạn phải đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi vị trí đặt vòng tránh thai liệu có sai lệch so với vị trí ban đầu hay không. Sau đó, mỗi năm, bạn phải làm xét nghiệm chẩn đoán phết tế bào cổ tử cung, đồng thời tiến hành kiểm tra vị trí vòng tránh thai trong tử cung, điều này giúp giảm thiểu vòng tránh thai bị đặt sai lệch, hạn chế trường hợp có thai ngoài ý muốn, hoặc sót lại trong khoang bụng gây viêm nhiễm, dính ruột".
Tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai
1. Bị rối loạn kinh nguyệt
Tác dụng phụ đầu tiên nhiều chị em gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Có một số chị em mất kinh trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng tránh thai nhưng lại có những trường hợp bị rong kinh kéo dài làm ảnh hưởng tới >sức khỏe.
Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng thời gian đầu khi đặt vòng từ 1-3 tháng. Sau quãng thời gian này nếu vẫn bị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đi gặp bác sỹ phụ khoa để có những biện pháp kịp thời để tránh tình trạng mất kinh hoặc rong kinh kéo dài.
2. Nội tiết tố thay đổi
Khi đặt vòng tránh thai ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể sẽ gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mọc mụn trứng cá và căng ngực, tăng cân. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết là do các tác dụng của lượng hormone có trong vòng tránh thai và cơ thể chưa thích nghi với sự có mặt của vật thể lạ. Triệu chứng này thường biến mất sau một thời gian khi vòng nội tiết tố ổn định.
3. Ra máu khi quan hệ tình dục
Đây là một trường hợp khá là nguy hiểm bởi vì khi đặt vòng tránh thai vào cổ tử cung gây đau khi quan hệ, hay đặt vòng tránh thai quan hệ ra máu. Điều đó chứng tỏ vòng tránh thai có nguy cơ cao bị lệch khỏi tử cung. Trường hợp này chị em cần đến ngay địa chỉ đặt vòng tránh thai để thăm khám và kiểm tra lại.
4. Bị nám da
Các chuyên gia kết luận đặt vòng tránh thai có gây ra nám da. Bởi khi đặt vòng tránh thai nội tiết tố thay đổi kéo theo da cũng thay đổi, đó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng nám da khi bị đặt vòng. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng bởi hiện tượng này chỉ xảy ra với một số chị em có cơ địa quá là nhạy cảm với vòng tránh thai.
Theo thống kê, trong số những phụ nữ đặt vòng tránh thai, vòng tránh thai có khả năng rơi ra bên ngoài có tỉ lệ khoảng 8/1000 trường hợp, vòng tránh thai xuyên qua tử cung, rơi vào khoang bụng gây viêm nhiễm, dính ruột có tỉ lệ khoảng 2/1000 trường hợp.
Cần làm gì để hạn chế những tác dụng phụ của vòng tránh thai?
Hầu hết các tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai đều không đáng lo ngại, ngoại trừ các chị em phải gặp một số biến chứng sau khi đặt vòng. Vậy cần làm gì để hạn chế những tác dụng phụ của đặt vòng tránh thai.
- Không nên làm việc nặng, thay vào đó cần nghỉ ngơi kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý ít nhất 1 tuần sau khi đặt vòng.
- Kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất là 10 ngày để vòng được ổn định trong cơ thể
- Cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ và uống thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sỹ để tránh nguy cơ viêm nhiễm sau khi đặt vòng.
- Tái khám theo định kỹ, thực hiện đúng yêu cầu của bác sỹ.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đặt vòng tránh thai hiệu quả, an toàn.
Đối tượng không nên sử dụng phương pháp đặt vòng tránh thai
Đặt vòng là phương pháp hiệu quả nhưng lại rất "kén" người sử dụng, nếu bạn rơi vào một trong những trường hợp sau thì nên lựa chọn cách thức tránh thai khác:
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Sau phá thai nhiễm trùng.
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
- Viêm cổ tử cung mủ nhầy.
- Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường.