Mùa hè đã chính thức bắt đầu, và kéo theo những dịch bệnh lây lan rất mạnh, đặc biệt trong đó có dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan trong việc phòng chống, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe về sau.
Năm 2017, >dịch sốt xuất huyết đã trở thành một bệnh dịch nguy hiểm ở Việt Nam. Theo Trung tâm tin tức VTV24, thời điểm giữa tháng 7 đã có tới 4200 ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội, trong đó có 1 trường hợp tử vong.
Những ngày đầu hè nắng gắt ở cả Hà Nội và Sài Gòn thường có mưa bất chợt nên tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sản sinh ra nhiều hơn. Do đó, việc đề phòng dịch sốt xuất huyết và tránh bị muỗi đốt trong mùa hè này là điều vô cùng cần thiết.
Mức độ nguy hiểm của dịch sốt xuất huyết
Cho đến thời điểm hiện tại, dịch sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị. Nghiêm trọng hơn, việc nhận biết bệnh muộn sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng về sau. Đặc biệt, những người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có triệu chứng sốt cao kéo dài, kéo theo tình trạng mệt mỏi, uể oải, mất nước trong cơ thể nên khiến máu đặc lại, khó lưu thông.
Mặt khác, bệnh sốt xuất huyết còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như thoát huyết tương (lượng albumin trong máu giảm) qua thành mạch, dẫn đến mất một lượng lớn thể tích tuần hoàn, gây tràn dịch màng phổi. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây ra biến chứng sốc, kéo theo tình trạng tử vong.
Một điều cần khẳng định là sốt xuất huyết rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi đã trở thành dịch thì bệnh càng có khả năng lây lan cao từ người này sang người khác. Các giai đoạn diễn biến của bệnh cũng phát triển nhanh nên nguy cơ dẫn tới tử vong là rất cao.
Các dấu hiệu nhận biết nhanh khi mắc sốt xuất huyết
Theo Bộ Y tế Việt Nam cảnh báo, sốt xuất huyết được chia làm 5 cấp độ:
- Cấp độ 1: Người bệnh sốt cao 39 - 40 độ, kéo dài từ 2 - 7 ngày.
- Cấp độ 2: Xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, đau người, chân tay tê mỏi...
- Cấp độ 3: Tình trạng sốt cao kéo dài, xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ...
- Cấp độ 4: Ngoài sốt, xuất huyết còn đi kèm với các dấu hiệu suy tuần hoàn, hạ huyết áp, kẹt mạch nhanh, da lạnh lẽo, người bứt rứt, vật vã...
- Cấp độ 5: Người bệnh bị sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh, dẫn đến tình trạng >sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc biệt, bệnh sốt xuất huyết tiến triển rất nhanh nên ngay khi có những dấu hiệu bất thường thì bạn không nên chủ quan bỏ qua mà cần chủ động đi khám ngay. Một số dấu hiệu điển hình dễ nhận ra nhất là đau đầu, đau người, sốt cao 39 - 40 độ từ 2 ngày trở lên.