GS.TS Nguyễn Lân Việt cho biết, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất huyết não ở giới trẻ nhưng không phải ai cũng nắm rõ.

05:40 13/04/2019

Nữ diễn viên Thúy Anh bị >xuất huyết não, liệt nửa người sau khi sinh con

Thúy Anh là nữ diễn viên quen thuộc với khán giả truyền hình khi tham gia loạt dự án phim như: Trận đồ bát quái, Tình hoa muống biển, Kén mẹ chồng, Những mảnh đời giông bão... Ngoài diễn xuất, cô còn được mời làm người mẫu cho một số tạp chí >thời trang bởi sở hữu ngoại hình xinh đẹp.

Tuy nhiên trên mạng xã hội, một số đồng nghiệp vừa chia sẻ về hoàn cảnh khó khăn mà Thúy Anh đang gặp phải sau khi làm mẹ.

Cụ thể, diễn viên Hồ Bích Trâm cho biết, tháng 10 năm 2018, khi mang bầu em bé còn 2 tuần là sinh, Thúy Anh bị chứng xuất huyết não phải nhập viện điều trị trong tình trạng cấp cứu. Ngay thời điểm đó, các bác sĩ đã phải mổ gấp để cứu cả 2 mẹ con.

 

Sinh con xong, Thúy Anh rơi vào tình trạng hôn mê suốt 2 tháng do cơ thể bị thêm chứng dị dạng mạch máu não và dẫn đến bị liệt nửa người trong suốt nhiều tháng qua.

Vừa điều trị bệnh, vừa >chăm sóc con nhỏ với vai trò mẹ đơn thân, hiện Thúy Anh đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Mẹ đẻ của Thúy Anh làm giáo viên cũng phải tạm gác công việc để chăm nom cho cả con và cháu. Ngay khi biết thông tin, Hồ Bích Trâm đã kêu gọi các nghệ sĩ, mạnh thường quân chung tay ủng hộ nữ diễn viên.

Trước thông tin này, cũng rất nhiều người bàng hoàng với bệnh tình mà nghệ sĩ mắc phải. Nhất là khi chứng xuất huyết não hiện nay còn xuất hiện ở cả người trẻ tuổi.

Xuất huyết não ngày càng trẻ hóa và vô cùng nguy hiểm

Theo Webmd, xuất huyết não là một loại đột quỵ. Nó gây ra bởi một động mạch trong não vỡ ra và gây chảy máu cục bộ ở các mô xung quanh. Hiện tượng chảy máu này giết chết các tế bào não. Xuất huyết theo nghĩa đen là "máu tuôn ra". Xuất huyết não còn được gọi là xuất huyết nội sọ.

 

Khi máu từ chấn thương kích thích các mô não, nó gây ra sưng. Điều này được gọi là phù não. Máu gộp lại tập hợp thành một khối gọi là khối máu tụ. Những điều kiện này làm tăng áp lực lên mô não gần đó, và điều đó làm giảm lưu lượng máu quan trọng và giết chết các tế bào não.

Chảy máu có thể xảy ra bên trong não, giữa não và màng bao phủ nó, giữa các lớp phủ của não hoặc giữa hộp sọ và vỏ não.

Theo Webmd, có một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây xuất huyết não. Phổ biến nhất bao gồm:

- Chấn thương đầu: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não cho những người trẻ hơn 50 tuổi.

 

- Tăng huyết áp: Tình trạng mãn tính này có thể xảy ra trong một thời gian dài, làm suy yếu thành mạch máu. Tăng huyết áp không được điều trị là nguyên nhân chính có thể dẫn đến xuất huyết não.

- Chứng phình động mạch: Đây là sự suy yếu trong một thành mạch máu sưng lên. Nó có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.

- Bất thường mạch máu: (Dị dạng động mạch) Điểm yếu trong các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện khi sinh và chỉ được chẩn đoán khi các triệu chứng phát triển.

- Bệnh lý mạch máu amidan: Sự bất thường của các thành mạch máu đôi khi xảy ra với lão hóa và huyết áp cao. Nó có thể gây ra nhiều dòng chảy máu nhỏ, không được chú ý trước khi gây ra hiện tượng xuất huyết não.

- Rối loạn chảy máu: Hemophilia và thiếu máu hồng cầu hình liềm đều có thể góp phần làm giảm mức độ tiểu cầu trong máu.

- Bệnh gan: Tình trạng này liên quan đến tăng chảy máu nói chung.

- Có khối u não.

 

Theo báo cáo của Hội Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp đang ngày càng trở thành một vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng. Số liệu mới nhất từ chương trình phòng chống tăng huyết áp quốc gia cho thấy, tỷ lệ các ca mắc bệnh trên 25 tuổi chiếm 47,3%, con số này tương đương xấp xỉ 20,8 triệu bệnh nhân. Khả năng mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới với tỷ lệ tương ứng là 56,4% và 42,6%.

Người trẻ nên ăn ngủ điều độ, tránh thức quá khuya, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tăng cường vận động, tránh béo phì… để tránh tăng huyết áp - nguyên nhân hàng đầu gây xuất huyết não.

Các triệu chứng tăng huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra bên ngoài. 

"Có người thấy đau đầu, buồn nôn, chóng mặt nên đi khám phát hiện ra bệnh; nhưng có người phát hiện bệnh tăng huyết áp thì đã có biến chứng rồi. Các biến chứng có thể ở tim, não, mắt, thận, đến những tai biến về mạch não là nhiều nhất, nếu đã xuất huyết não, nhũn não thì việc điều trị hết sức khó khăn"

Làm thế nào để phòng tránh tăng huyết áp? Theo ông Việt, chúng ta cần học tập chương trình giáo dục của Canada: Nên ăn nhạt hơn, uống bia ít đi, bạn sẽ thấy tăng huyết áp giảm đi đáng kể. Ngoài ra, người trẻ nên ăn ngủ điều độ, tránh thức quá khuya, từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tăng cường vận động, tránh béo phì… để ngăn chặn tăng huyết áp – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất huyết não ở giới trẻ.

Theo Tiểu Nguyễn/Helino