Rau cải xanh là loại rau thông dụng trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Nó được biết đến là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được.
Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh, cải cay… Nó có tên khoa học là Brassica juncea (L.) Cải có màu xanh, vị đắng nhẹ, cay mạnh. Rau cải này chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi... tốt cho >sức khỏe người ăn. Bên cạnh đó, lượng calorie thấp nhưng lại nhiều chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Mùa đông luôn là mùa của những món rau xanh đặc trưng, trong đó >rau cải xanh là loại rau được yêu thích vì có vị cay, giòn rất khác biệt. Loại rau này thường được sử dụng để nấu canh, muối chua hay ăn sống cùng phở cuốn, bánh xèo... món nào cũng rất đưa cơm.
Trong Đông Y, rau cải xanh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh phế. Cải xanh có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.
6 tác dụng của rau cải xanh
1. Ăn rau cải xanh có tác dụng gì? Nguồn vitamin K tuyệt vời: Cải xanh chứa một lượng vitamin K lớn, đủ cho nhu cầu mỗi ngày của cơ thể. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dễ dẫn đến chứng không đông máu hoặc gặp các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim và loãng xương.
2. Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Do cải xanh chứa một lượng vitamin C dồi dào nên nó cũng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
3. Tác dụng của rau cải xanh giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch: Trong cải xanh có các hợp chất có tác dụng kiềm chế cholesterol. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể.
4. Ăn rau cải xanh có tác dụng gì? Ngăn ngừa ung thư: Cải xanh có chứa một nhóm hợp chất thực vật được gọi là glucosinolates, giúp bảo vệ các tế bào chống lại tổn thương DNA và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
5. Giúp mắt sáng khỏe: Trong cải bẹ xanh có chứa hai hợp chất là lutein và zeaxanthin đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt.
6. Tác dụng của rau cải xanh giúp chống lão hóa và đẹp da: Đối với những loại rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin khá cao. Những vitamin này cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp chống oxy hóa, khiến da dẻ hồng hào và tươi tắn.
Dưới đây là nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn rau cải
1. Bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày: Người đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.
2. Những người sức yếu, sốt nóng: Bệnh nhân sức yếu, sốt nóng, yếu phổi ho khan không dùng rau cải kẻo làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng, cơ thể thêm mệt mỏi.
3. Bệnh nhân bị suy giáp: Dù rau cải chứa nhiều vitamin A, K, rất tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nhóm người đang điều trị bệnh suy giáp dù muốn cũng nên tránh ăn nhiều bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.
4. Bà bầu nên thận trọng khi ăn: Bà bầu ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải xanh ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với trẻ em, phụ nữ có thai.
5. Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa: Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.
6. Người bệnh gút thận trọng khi ăn: Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.
Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.