Điểm chung của họ là không mấy hứng thú với kiểu nhà vệ sinh thông thường và muốn nâng tầm nó lên mức phù hợp với sức khỏe vệ sinh của từng cá nhân.
1. Quan điểm chung của các chuyên gia
Những nhà nghiên cứu khoa học như Tiến sĩ Mercola, Tiến sĩ Oz cũng đều từng tranh luận về chủ đề tư thế đi vệ sinh sao cho đúng cách và khỏe mạnh. Thậm chí tỷ phú Mỹ Bill Gates cũng đã từng cho tổ chức một cuộc thi thiết kế lại nhà vệ sinh hiện đại phù hợp với tiêu chí >sống khỏe.
Điểm chung của họ là không mấy hứng thú với kiểu nhà vệ sinh thông thường và muốn nâng tầm nó lên mức phù hợp với >sức khỏe vệ sinh của từng cá nhân.
Các chuyên gia cho rằng, đáp ứng được điều này chỉ có thể là nhà xí bệt: không chỉ giúp chỉnh góc ngồi xổm tự nhiên mà còn khiến cơ thể tránh khỏi bệnh trĩ, táo bón, các bệnh về khung xương chậu,…
2. Góc ngồi
Góc ngồi ảnh hưởng rất nhiều đến "cơ chế đào thải". Khi ngồi đại tiện thông thường, góc hậu môn sẽ bị thắt lại, tạo áp lực lên trực tràng, khiến cho phân khó thải ra, dẫn đến việc cố ép đẩy phân, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Còn khi ngồi xổm, góc hậu môn sẽ không bị thắt và việc đi ngoài trở nên rất dễ dàng, nhẹ bụng.
3. Những ảnh hưởng đến sức khỏe của việc ngồi đại tiện thường
Táo bón
Hầu hết nhiều người tiêu thụ rất ít chất xơ như rau, củ, quả và không bổ sung đủ lượng nước. Hai thứ này kết hợp với việc đi đại tiện theo cách thông thường sẽ gây ra nhiều khó khăn nhất định, điển hình là bệnh táo bón.
Bệnh trĩ
Rặn quá mức khi đại tiện cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, nhất là đối với những người phụ nữ mang thai. Trĩ xuất hiện khi các đường tĩnh mạch trong hậu môn bị viêm sưng do rặn nhiều, dẫn đến cảm giác căng thẳng và đau đớn.
Viêm đại tràng
Đi đại tiện điều độ là cách duy trì sức khỏe tốt cho ruột già. Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự tích tụ phân trong đại tràng sẽ gây ra bệnh tật, điển hình như ung thư đại tràng. Ngoài ra, nó cũng làm cho cơ thể chúng ta không thể hấp thụ thêm các chất >dinh dưỡng mới để bổ sung năng lượng.
Khó tiểu, nhiễm trùng đường tiểu
Ngồi xổm đi tiểu sẽ giúp tiểu nhanh và dễ dàng hơn, bàng quang cũng sạch hơn, giảm thiểu nguy cơ khó tiểu hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Những bệnh về khung xương chậu
Việc ngồi đi vệ sinh thông thường là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe của khung xương chậu do tạo một áp lực quá lớn lên góc hậu môn, làm xệ phần cuối của ruột già đến gần thành âm đạo.
Vì vậy, tùy vào độ cao hợp lý để ngồi xổm, mỗi chúng ta nên cố gắng tạo điều kiện có thể nhất để đi đại tiện bệt bởi nó không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn giảm thiểu rất nhiều nguy cơ gây bệnh không mong muốn. Đồng thời, luôn luôn bổ sung đầy đủ chất xơ và nước khoáng hỗ trợ cho việc đào thải tự nhiên của cơ thể trở nên dễ dàng hơn.