Một nghiên cứu mới đây cảnh báo, bất cứ loại ánh sáng nào chiếu vào giường ngủ của bạn khi bạn đã leo lên giường – từ đèn flash chiếu qua chiếc rèm cửa đến ánh sáng từ smartphone đều có thể mở đường cho bệnh trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngay cả những dấu hiệu nhỏ nhất của ánh sáng phơi nhiễm trong phòng ngủ vào ban đêm có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm do nhầm lẫn đồng hồ sinh học cơ thể.
Trước đó cũng có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc tiếp xúc ánh sáng ban đêm với sự gián đoạn trong chu trình ngủ của cơ thể. Thông qua đó, giới nghiên cứu đã cố gắng giải thích nó là tác nhân gây nên trầm cảm ra sao. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Nara không giải quyết được bí ẩn này nhưng cũng đã cung cấp một số bằng chứng nhằm nhấn mạnh hơn nữa ánh sáng tác động tới con người thế nào khi đã nằm ngủ trên giường.
Nhóm nghiên cứu do TS Kenji Obayashi đứng đầu đã tập hợp 863 người lớn tuổi với độ tuổi trung bình là 72 tuổi không có triệu chứng trầm cảm, lo lắng hay buồn bã liên tục để nghiên cứu trong 2 năm. Họ tiến hành đo mức độ ánh sáng trong phòng ngủ của những người tham gia nghiên cứu bằng cách đặt đồng hồ ánh sáng vào đầu giường của mọi người để xác định lượng ánh sáng mà các đối tượng sẽ nhìn thấy trong khi đi ngủ. Khoảng 710 người đã ngủ trong một căn phòng tối hoàn toàn, trong khi những người còn lại tiếp xúc với ánh sáng ban đêm. Những người tham gia cũng được yêu cầu giữ sổ ghi chép về giấc ngủ và các cuộc điều tra hoàn chỉnh để theo dõi sự phát triển của các triệu chứng trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu thấy rằng so với nhóm ngủ hoàn toàn trong bóng tối, những người tiếp xúc với hơn 5 lumens ánh sáng vào ban đêm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn đáng kể.
Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên liên quan đến việc tiếp xúc ánh sáng ban đêm với bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu xuất bản trong một ấn phẩm năm 2009 về Nghiên cứu về Bí quyết Hành vi (Behavioral Brain Research) cho thấy những con chuột nằm trong phòng đã được thắp sáng 24 giờ một ngày có nhiều triệu chứng trầm cảm hơn số nằm hoàn toàn trong bóng tối.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Nghiên cứu được công bố vào tuần trước trên tạp chí Physiological Reports cho thấy, tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ có thể làm ngừng sản xuất melatonin, một loại hormone kích thích ngủ.
Trước đó, có rất nhiều nghiên cứu khác với kết luận khác nhau về việc thiếu ngủ và bệnh trầm cảm. Ví dụ, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Behavior Therapy và Experimental Psychiatry cho thấy những người ngủ ít hơn 8h mỗi đêm có khả năng bị trầm cảm cao hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania vào năm 2017 lại khẳng định, thiếu ngủ thực sự có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm trong vòng 24 giờ.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu do TS Kenji Obayashi đứng đầu không rõ ánh sáng ban đêm liên quan đến các triệu chứng trầm cảm cụ thể ra sao. Tuy nhiên, bác sĩ Obayashi khẳng định chắc chắn việc giảm melatonin do tiếp xúc với ánh sáng có thể manh nha những cơn trầm cảm ở mỗi người.