Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính và điều trị gần như là suốt đời.
Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường type 1 chưa được xác định, song bệnh tiểu đường type 2 thường liên quan đến các yếu tố lối sống, như thừa cân, không tập thể dục. Ngoài ra có thể có yếu tố di truyền trong gia đình.
Mặc dù hiện tại không có cách chữa trị bệnh tiểu đường, nhưng có những phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải nhận thức được các triệu chứng của bệnh.
Theo dược sĩ Abbas Kanani, một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể xuất hiện vào ban đêm. Cụ thể, việc thức dậy nhiều lần vào ban đêm để đi vệ sinh có thể là dấu hiệu bạn mắc bệnh tiểu đường.
Abbas giải thích, bệnh tiểu đường là tình trạng khiến lượng đường trong máu của người bệnh trở nên quá cao.
Có 2 loại bệnh tiểu đường chính. Tiểu đường type 1 là tình trạng bệnh kéo dài suốt đời khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin.
Tiểu đường type 2 khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không phản ứng với insulin một cách bình thường.
Mức đường huyết cao có thể khiến cơ thể bài tiết lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Đường xuất hiện nhiều trong nước tiểu kích thích nước tiểu sản sinh ra nhiều hơn, dẫn tới tình trạng đi tiểu về đêm.
Nếu bạn phát hiện ra dấu hiệu này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán. Ngoài ra, có một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường cần lưu ý như:
Nếu bạn thấy có bất kỳ triệu chứng nào của tiểu đường type 2 hoặc lo lắng mình có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao, hãy đi khám bác sĩ.
Abbas cho biết một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn, trong đó có người trên 40 tuổi; có người thân mắc bệnh tiểu đường; người thừa cân, béo phì; người gốc Á, gốc Phi,...