Hạ huyết áp đôi khi còn gây ra những hiểm hoạ nguy hiểm hơn cả tăng huyết áp.

05:15 17/06/2018

Máu được đẩy vào động mạch theo từng nhịp tim, và việc này được gọi là huyết áp. Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp thấp được coi là tích cực. Nhưng huyết áp thấp đôi khi có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt. Với tình trạng đó thì cần được điều trị sớm.

Huyết áp được đo khi tim đập và trong thời gian nghỉ giữa các nhịp tim. Huyết áp được ghi bằng số tâm thu trên số tâm trương. Hạ huyết áp ở người lớn được xác định là huyết áp 90/60 hoặc thấp hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Huyết áp vẫn giảm tự nhiên vào lúc nào đó, và nó thường không gây ra triệu chứng đáng kể nào cả. Một số trường hợp sẽ kéo dài, có thể trở nên nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời, bao gồm:

- Mang thai, do nhu cầu máu của cả mẹ và thai nhi tăng cao;

- Mất máu do chấn thương;

- Lưu thông máu bị suy yếu do đau tim hoặc van tim bị lỗi;

- Mệt mỏi hoặc sốc do mất nước;

- Sốc phản vệ do dị ứng;

- Nhiễm trùng máu;

- Rối loạn nội tiết như tiểu đường, suy thượng thận và bệnh liên quan đến tuyến giáp.

- Tác dụng phụ của thuốc (thủ phạm phổ biến là Beta-blockers và nitroglycerin được sử dụng để điều trị bệnh tim; thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm, thuốc rối loạn chức năng cương dương cũng có thể khiến huyết áp bị hạ).

Một số người bị bệnh có thể không rõ nguyên nhân. Dạng này được gọi là >hạ huyết áp không triệu chứng mãn tính, thường không gây hại cho người bệnh.

CÁC LOẠI HẠ HUYẾT ÁP

Bệnh được chia thành nhiều phân loại khác nhau tuỳ theo thời điểm huyết áp giảm xuống.

Hạ huyết áp tư thế

Hiện tượng này xảy ra khi bạn chuyển từ ngồi hoặc nằm sang đứng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Khi cơ thể thay đổi tư thế, có một khoảng thời gian ngắn cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, đặc biệt là sau khi ngủ dậy.

Hạ huyết áp sau khi ăn

Đây là một loại của hạ huyết áp tư thế. Những người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh Parkinson thường có nguy cơ phát triển loại bệnh này.

Hạ huyết áp tự nhiên

Đó là khi bạn phải đứng trong một thời gian dài. Trẻ em thường gặp tình trạng này nhiều hơn người lớn. Rối loạn cảm xúc cũng có thể là nguyên nhân.

Hạ huyết áp nghiêm trọng

Tình trạng này thường liên quan đến sốc. Sốc xảy ra khi các cơ quan cơ thể không nhận được đủ máu và oxy chúng cần để hoạt động bình thường. Khi huyết áp hạ quá thấp có thể đe doạ tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

TRIỆU CHỨNG HẠ HUYẾT ÁP

Những người bị huyết áp hạ thấp có thể sẽ gặp các triệu chứng khó chịu khi huyết áp giảm xuống dưới 90/60. Các triệu chứng bao gồm:

- Mệt mỏi;

- Lâng lâng;

- Chóng mặt;

- Buồn nôn;

- Da nhạy cảm;

- Phiền muộn;

- Mất ý thức;

- Tầm nhìn mờ.

Các triệu chứng đôi khi sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Một số người sẽ chỉ đơn giản cảm thấy mệt mỏi trong khi những người khác sẽ gặp tình trạng nặng hơn.

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân của tình trạng hạ huyết áp trên mỗi cơ thể. Đôi khi sẽ cần đến thuốc cho bệnh tim, tiểu đường hoặc nhiễm trùng để phục vụ điều trị bệnh.

Uống nhiều nước để tránh huyết áp bị hạ do mất nước, đặc biệt nếu bạn đang nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Giữ cơ thể đủ nước cũng giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh. Nếu bạn bị huyết áp thấp khi đứng trong thời gian dài, hãy ngồi xuống nghỉ ngơi. Và cố gắng giảm tình trạng căng thẳng xuống để tránh những tác động tiêu cực của cảm xúc với sức khoẻ.

Đối với hạ huyết áp gây sốc là dạng nghiêm trọng nhất, cần được điều trị ngay lập tức. Các nhân viên y tế sẽ cung cấp các sản phẩm cần thiết để điều trị tình trạng này và ổn định sức khoẻ nhanh nhất.

Theo Hoàng Lan/Khám Phá