Chỉ cần thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám phòng ngừa ung thư phổi, để giành lại được cơ hội sống cao nhất là 49%.
Các bác sĩ thường sử dụng mốc 5 năm để đánh giá cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư. Tỷ lệ sống 5 năm là tỷ lệ phần trăm những người sống ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh có thể sống nhiều hơn thời gian này.
Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, >ung thư phổi có tỉ lệ tử vong cao vì thường phát hiện muộn. Số người phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn đầu rất ít. Thông thường những bệnh nhân này do vô tình phát hiện khi đi khám bệnh nào đó.
Ung thư phổi được chia thành 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tỷ lệ sống 5 năm cho từng giai đoạn bệnh lại khác nhau.
Tiên lượng sống cho ung thư phổi không tế bào nhỏ
Theo số liệu trên trang Cancer.net được cập nhật mới nhất vào tháng 8/2017, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 90%, ít ác hơn, phát triển qua từng giai đoạn.
- Giai đoạn IA: 49%, giai đoạn IB: 45%.
- Giai đoạn II: 30 – 31%
- Giai đoạn IIIA: 14%, giai đoạn IIIB: 5%.
- Giai đoạn các tế bào ung thư lan rộng đến các bộ phận ở xa rất khó điều trị: 1%.
Tiên lượng sống cho ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ chiếm khoảng 10%, diễn tiến ác hơn, khi phát hiện đã cho xâm lấn và di căn xa.
- Giai đoạn 1: 31%
- Giai đoạn 2: 19%
- Giai đoạn 3: 8%
- Giai đoạn di căn: 2%.
Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi
Mặc dù ung thư phổi giết chết khoảng 1,3 triệu người mỗi năm trên thế giới nhưng đây không phải là bệnh khó phát hiện và phòng ngừa. Những chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp bạn tránh nguy cơ tử vong tới 49% và còn có thể phòng tránh các tế bào ung thư lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.
Ung thư phổi ở giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng điển hình. Khi bệnh phát triển, nhiều triệu chứng có thể xuất hiện và ngày càng nhiều.
Vì vậy, chỉ cần thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đi khám phòng ngừa ung thư phổi, để giành lại được cơ hội sống cao nhất.
- Ho dai dẳng, uống thuốc không khỏi hoặc ngày càng tệ hơn.
- Khó thở, hụt hơi.
- Đau ngực dai dẳng.
- Ho ra máu.
- Giọng khàn.
- Thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng phổi như viêm phổi.
- Luôn thấy mệt mỏi.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân.