Đau đầu trong suốt nhiều năm, bệnh nhân đến bệnh viện để thăm khám và được bác sĩ chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng nội sọ - một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Thường xuyên xuất hiện những cơn đau đầu như búa bổ và ngày càng nặng hơn, Tiểu Minh 25 tuổi người Tứ Xuyên (Trung Quốc) đã đến các bệnh viện lớn ở Thượng Hải để thăm khám. Tuy nhiên, vẫn không phát hiện được gì, các bác sĩ tại đây đã kê đơn và cho cô sử dụng nhiều phương thuốc chữa đau đầu nhưng vẫn không thuyên giảm.
Gần đây, cơn đau xuất hiện với tần suất nhiều hơn, Tiểu Minh đã đến khám tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang. Sau khi nghe những biểu hiện bệnh của Tiểu Minh, bác sĩ Hu Jun đã sắp xếp cho cô kiểm tra cộng hưởng từ và kết quả cho thấy có 8 tổn thương rõ ràng trong hộp sọ. Bác sĩ Hu nghi ngờ Tiểu Minh bị nhiễm ký sinh trùng nội sọ.
"Từ việc kiểm tra MRI, rõ ràng là có nhiều tổn thương trong sọ của bệnh nhân. Một khối u não thường không có nhiều tổn thương rời rạc như vậy, vì vậy chúng tôi nghiêng hơn về khả năng bị nhiễm ký sinh trùng. Hơn nữa, bệnh sử cho biết bệnh nhân sống ở quê trước khi tốt nghiệp cấp 3, người dân địa phương quen uống nước thô, nhiễm ký sinh trùng nội sọ có lẽ liên quan đến uống nước thô" - bác sĩ Hu cho biết.
Nhiễm trùng não là tình trạng nhiễm phải vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng ở các mô não hoặc màng bao xung quanh não và tủy sống (màng não). Trong đó, vi khuẩn và virus là nguyên nhân phổ biến gây nên >nhiễm trùng não.
Ở một số người có thể có triệu chứng như mệt mỏi, ăn không ngon, đau bụng âm ỉ, sốt nhẹ, ngứa nổi mẩn… Song cũng có trường hợp không có biểu hiện triệu chứng gì mặc dù có huyết thanh dương tính với giun đũa chó. Đã có nhiều trường hợp ấu trùng giun đũa chó vào não gây nhiều triệu chứng thần kinh khiến thầy thuốc dễ nhầm với bệnh của hệ thống thần kinh hay do nguyên nhân khác gây nên tại não hoặc bị dị ứng kéo dài mà không xác định được nguyên nhân.
ThS. Nguyễn Thế Thu - Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, nhiễm trùng não do ký sinh gây nhiều bệnh nguy hiểm.
- Thể ấu trùng di chuyển nội tạng: Gây sốt, gan to và bị hoại tử, lách to, triệu chứng hô hấp giống như hen suyễn, bạch cầu ái toan tăng (tỷ lệ có thể đến 70%)… Ngoài ra có thể gặp viêm cơ tim, viêm thận, tổn thương hệ thần kinh trung ương với các triệu chứng co giật, triệu chứng tâm thần kinh.
- Thể ấu trùng di chuyển ở mắt: Gây giảm thị lực, đôi khi bị lé mắt, nặng có thể dẫn đến mù lòa.
- Thể “thần kinh”: Gây bệnh ở hệ thần kinh trung ương (sa sút trí tuệ, viêm tủy, viêm não - màng não, viêm mạch máu não, động kinh hay viêm dây thần kinh thị giác) hoặc ở thần kinh ngoại biên (viêm rễ thần kinh, gây tổn thương các dây thần kinh sọ hay thần kinh cơ - xương).
Cần tắm rửa thú nuôi thường xuyên
Ở lông và phân của các loại động vật thường chứa những loại giun sán gây hại. Vì vậy, hãy tắm cho chúng thường xuyên bằng những loại dầu tắm chuyên dụng để tránh gây bệnh cho người.
Hạn chế chơi những nơi nhiều cát, đất thô
Đất cát lại là nơi phát tán trứng giun do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó, mèo. Không chỉ chó, mèo thả rông mà cả chó, mèo cảnh đã được tắm rửa sạch sẽ cũng không loại trừ các loại ký sinh trùng gây bệnh.
Không ăn đồ sống
Nếu chúng ta ăn phải thịt lợn hay thịt bò có chứa các nang ấu trùng sán chưa được nấu chín, các ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, đi đến dạ dày, lớp màng ngoài của sán bị phá vỡ, lúc này đầu sán được giải phóng và tiếp tục bám vào niêm mạc ruột non, phát triển thành sán trưởng thành chỉ sau 2 - 3 tháng.
Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân nghiêm trọng, thiếu máu và rối loạn thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực tới hệ vi sinh vật đường ruột ở trong cơ thể.
Tẩy giun thường xuyên
Tẩy giun định kỳ 2 lần mỗi năm là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng ngừa các bệnh về giun sán. Các thuốc tẩy giun có hiệu quả diệt trừ đến 98% những loại giun sán thường gặp.
Hy vọng, những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về dấu hiệu và cách phòng tránh căn bệnh quái ác này.