Rất khó để phân biệt giữa ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột, bởi vì cả 2 bệnh này đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau.
Khi bạn đang ở trong phòng tắm, chất lỏng phun ra từ cả hai đầu của cơ thể bạn (nôn mửa và tiêu chảy) - thậm chí có thể cùng một lúc - bạn sẽ tự hỏi nguyên nhân là do >ngộ độc thực phẩm hay bệnh cúm dạ dày (viêm dạ dày cấp tính).
Cả 2 bệnh này đều có thể gây ra các triệu chứng là nôn mửa, tiêu chảy. Tuy nhiên, 2 bệnh này không như nhau và cách xử lý chúng cũng không giống nhau. Để xác định đúng bệnh và có cách điều trị hợp lý, bạn cần nắm thế nào là ngộ độc thực phẩm, bệnh cúm dạ dày, và những khác biệt giữa chúng là gì.
Chia sẻ với tạp chí SELF, Benjamin Chapman, trợ lý giáo sư và chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm tại trường Đại học North Carolina State University, đã bị ngộ độc thực phẩm (còn gọi là bệnh do thực phẩm) là tình trạng cơ thể bạn đang chống lại virus, vi khuẩn hoặc các chất có hại khác trong thực phẩm mà bạn đã ăn. Những mầm bệnh này có thể ẩn náu trong nhiều loại thực phẩm.
Theo phòng thí nghiệm Mayo Clinic, một số virus phổ biến gây ra ngộ độc thực phẩm gồm có norovirus và rotavirus. Còn các loại vi khuẩn gây ra tình trạng này chủ yếu là salmonella, listeria, shigella, campylobacter, E. coli... Chúng có thể xuất hiện trong tất cả mọi thực phẩm, từ xúc xích, sữa, lòng đỏ trứng, giá đỗ, thịt, gia cầm...
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào. Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đi ngoài dạng lỏng, có thể có máu, đau bụng hoặc chuột rút, và sốt...
Thứ nhất, điều quan trọng bạn cần biết là cúm dạ dày không liên quan đến cúm thông thường. Bệnh cúm là một bệnh nhiễm trùng lây lan rất mạnh gây sốt, đau cơ, mệt mỏi và các vấn đề hô hấp. Trong những trường hợp nặng, bệnh cúm cũng có thể đe dọa tính mạng, vì vậy, ai cũng cần tiêm phòng cúm.
Theo CDC, bệnh cúm dạ dày lại được biết đến như bệnh viêm dạ dày-ruột do virus, và nó xảy ra khi một virus gây nhiễm trùng trong ruột của bạn. Norovirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất, mỗi năm dẫn đến từ 19-21 triệu ca nhiễm virus dạ dày-ruột..
Cũng giống như ngộ độc thực phẩm, bệnh cúm dạ dày có thể gây nôn, tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, đau cơ hoặc nhức đầu, và sốt. Bạn có thể lây các virus gây ra cúm dạ dày bằng cách tiếp xúc trực tiếp với chúng hoặc chạm vào bề mặt mà một người bị nhiễm trùng đã chạm vào. Bạn cũng có thể nhiễm virus này qua con đường ăn uống.
Giả sử bạn ăn phải những con sò chứa norovirus và bạn bị viêm dạ dày-ruột sau đó. Điều đó cơ bản có nghĩa là bạn bị cúm dạ dày từ nguồn thực phẩm. "Đó là ngộ độc thực phẩm hay cúm dạ dày trong trường hợp này? Không có ranh giới rõ ràng nào", Amesh A. Adalja, bác sĩ điều trị bệnh truyền nhiễm được công nhận và là học giả tại Trung tâm Y tế Y tế Johns Hopkins, nói với SELF.
Tuy nhiên, có một vài cách giúp bạn nhận ra tình trạng của mình.
Nếu biết chính xác những gì mình đang gặp phải sẽ giúp bạn có thêm thông tin để "chiến đấu" với nó. Dưới đây là một số thông tin bạn có thể xem xét.
Việc điều trị ngộ độc thực phẩm và cúm dạ dày cơ bản là giống nhau, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ.
Nôn mửa, tiêu chảy và không có khả năng ăn hoặc uống nhiều có thể làm mất nước, vì thế, tiến sĩ Adalja nói rằng bất kể bạn bị ngộ độc thực phẩm hay cúm dạ dày, điều quan trọng nhất là cố giữ cho cơ thể nước.
- Bạn bị nôn mửa và không thể giữ chất lỏng trong 24 giờ.
- Bạn thấy máu trong nôn mửa hoặc trong phân.
- Bạn bị đau bụng nặng.
- Bạn bị tiêu chảy hơn 3 ngày mà không đỡ.
- Bạn gặp các dấu hiệu mất nước như khát nước, khô miệng, chóng mặt và nước tiểu màu vàng đậm
- Bạn bị sốt
- Bạn gặp bất kỳ vấn đề về thần kinh như nhìn mờ, yếu cơ, hay ngứa ran trong tay.
Việc điều trị ngộ độc thực phẩm và cúm dạ dày cơ bản là giống nhau, nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, bạn cần gặp bác sĩ.
Phòng ngừa cúm dạ dày và ngộ độc thực phẩm
Tiến sĩ Bhavesh Shah, Giám đốc Khoa tiêu hóa tại Trung tâm Y tế Long Beach Memorial, cho biết: "Việc giữ nước và giữ các chất điện phân trong giới hạn bình thường là phương pháp điều trị được khuyến cáo cho cả hai loại bệnh này. Điều này có nghĩa là bạn cần uống nước đầy đủ cho dù bản thân không thấy khát".
Giữ vệ sinh sạch sẽ cũng là điều vô cùng quan trọng cho dù bạn đang muốn tránh bệnh nào. Điều đó có nghĩa là phải rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc chạm vào đồ vật bẩn...
Nếu trong nhà có người bị cúm dạ dày, bạn nên làm sạch các bề mặt trong nhà càng nhiều càng tốt và tránh dùng chung đồ vật với họ. Mayo Clinic cũng khuyến cáo nên cho trẻ nhỏ tiêm ngừa đối với bệnh rotavirus - loại virus thường gây ra cúm dạ dày ở trẻ em.
Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, ví dụ như bảo quản và chế biến riêng thực phẩm sống - chín, tránh để thức ăn bị ôi thiu và bỏ đi nếu thấy thức ăn có dấu hiệu bị hỏng.