Thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng không chỉ là do mất ngủ gây ra mà có thể là tín hiệu của những loại bệnh khác. Cần phải có biện pháp điều trị cho loại bệnh cụ thể để ngăn chặn sự gia tăng liên tục của chúng trong việc đe dọa sức khỏe con người.
Ngày nay, không ít người thường xuyên gặp phải tình trạng thức dậy lúc hai hoặc ba giờ sáng. Một số đã quen với việc này cho rằng đây là dấu hiệu của chứng mất ngủ, vì vậy họ chỉ uống các loại thuốc ngủ để cải thiện tình hình trên mà không nghĩ đến việc nó có mối liên hệ với các vấn đề >sức khỏe khác.
Các nhà tâm lý học, chuyên gia sức khỏe giải thích rằng, bạn thường xuyên thức dậy vào một thời điểm nhất định thường có lý do. Có thể là phản ứng với chứng ngưng thở khi ngủ, tiếng ồn… Sau đó, cơ thể của bạn ghi nhớ và biến điều này thành phản ứng.
Thức dậy vào ban đêm là một hiện tượng phổ biến và thường vô hại, đặc biệt là nếu bạn dễ dàng ngủ trở lại. Nhưng nếu bạn thức giấc và tỉnh táo thì có thể.
Thức giấc vào lúc 2 hay 3 giờ sáng thực chất có thể là tín hiệu của một số bệnh khác mà rất ít người có thể nhận ra. Bởi vậy, nếu nghi ngờ các dấu hiệu bất thường của sức khỏe, bạn nên đi thăm khám kịp thời để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm:
Trầm cảm
Thường xuyên thức dậy vào 2 hay 3 giờ không chỉ đơn giản là do mất ngủ mà có thể do nhưng bệnh khác ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, mà một trong số này rất có khả năng là trầm cảm.
Số lượng bệnh nhân trầm cảm ngày một tăng mạnh trong những năm qua. Trong quá trình bệnh phát triển, con người sẽ có cảm xúc tiêu cực đáng kể và kéo dài, dẫn đến rối loạn mất ngủ. Nếu thức dậy lúc hai hoặc ba giờ do ảnh hưởng của bệnh này, việc cần làm là kiểm soát sự phát triển của trầm cảm thông qua các phương pháp điều trị thích hợp. Tâm trạng xấu sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường, phải từ từ điều chỉnh mới có thể cải thiện được.
Bệnh về gan
Nếu thường xuyên thức dậy vào nửa đêm, bạn nên bắt đầu cảnh giác với loại bệnh này. Việc thường xuyên tỉnh ngủ vào lúc 2 hay 3 giờ sáng có thể là tín hiệu gan của bạn đang có vấn đề.
Là một bộ phận quan trọng của con người, gan có chức năng thúc đẩy sự bài tiết chất độc. Trong khi ngủ vào ban đêm, gan vẫn tiếp tục bài tiết độc tố. Nếu gan bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn, suy giảm chức năng của gan và xuất hiện tình trạng mất ngủ.
Nếu thường xuyên thức giấc vào 2 hay 3 giờ sáng mà chưa xác định được nguyên nhân, tốt hơn hết bạn nên kiểm tra xem chức năng gan có bình thường không. Nếu thực sự có vấn đề, điều cần làm là thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe cho gan.
Bệnh dạ dày
Thức dậy vào nửa đêm không phải là một tín hiệu tốt, bởi vì đây có thể là dấu hiệu của người mắc bệnh dạ dày. Trong quá trình phát triển của bệnh dạ dày, ngoài đường tiêu hóa kém, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm cũng là một biểu hiện đáng chú ý của bệnh, đặc biệt là khi bệnh viêm dạ dày trào ngược dịch mật xuất hiện. Ảnh hưởng của bệnh này khiến bệnh nhân trong giấc ngủ dễ bị ợ nóng, trào ngược axit, buồn nôn.
Nhiều người đã quen với việc thức dậy vào giữa đêm, đặc biệt trong số họ có thói quen ăn tối muộn trước khi đi ngủ. Nếu việc này là tín hiệu của bệnh dạ dày, cần cải thiện kịp thời và điều trị đúng cách để khôi phục tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tiếp tục phát triển.