Đây chính là những thủ phạm không ngờ khiến thính lực của bạn ngày một giảm sút, nặng hơn còn có thể dẫn đến nguy cơ bị điếc tai ngay khi còn trẻ.
Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn
Nếu ngày nào bạn cũng tiếp xúc với những nơi có các tiếng ồn lớn thì có thể dẫn đến nguy cơ mất đi thính lực. Đây chính là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ảnh hưởng xấu tới đôi tai của bạn. Có khoảng 30 triệu người dân Mỹ đang phải đối mặt với các nguy hại của tiếng ồn nơi làm việc hay phương tiện giao thông lưu hành trên đường... Do đó, bạn nên dành thời gian cho đôi tai nghỉ ngơi và tránh các hoạt động hay những nơi ồn ào để bảo vệ đôi tai tốt nhất.
Đeo tai nghe thường xuyên
Thay vì đeo tai nghe để nghe nhạc thì bạn nên nghe trực tiếp âm thanh từ bên ngoài sẽ giúp hạn chế được nguy cơ suy giảm thính lực. Bởi những rung động mạnh khi nghe nhạc với âm lượng lớn sẽ gây hại trực tiếp đến thính giác của bạn. Ngoài ra, nếu thường xuyên đeo tai nghe một bên còn có thể gây ra hiện tượng điếc một bên tai.
Để nước tràn vào tai khi tắm
Khi vệ sinh cơ thể thì bạn nên tránh để nước tràn vào tai, bởi nước ở trong ống tai sẽ tạo mủ và gây viêm nhiễm, lâu dần còn khiến thính lực bị suy giảm. Nếu gặp phải tình trạng này thì bạn cần nghiêng tai về một bên để nước không tràn vào quá sâu. Sau đó, hãy dùng khăn mềm thấm khô phía ngoài của tai ngay.
Vệ sinh tai sai cách
Bạn cần lưu ý khi vệ sinh vùng tai thì tuyệt đối không nên đưa dụng cụ vào quá sâu ống tai. Bởi điều này có thể gây trầy xước và tạo điều kiện cho vi khuẩn có cơ hội xâm hại vùng tai. Ngoài ra, thói quen vệ sinh tai quá nhiều cũng làm tai mất đi cấu trúc sinh lý bình thường.
Chấn thương đầu hoặc do thay đổi áp lực
Nếu từng có thời gian bị chấn thương đầu nặng thì bạn nên chú ý bởi việc này có thể làm sai lệch các vị trí của xương con trong tai giữa. Thêm nữa, các thay đổi đột ngột về áp suất như đi máy bay hoặc bơi lội nếu không cẩn thận cũng có thể dẫn đến tổn thương màng nhĩ, viêm tai giữa/tai trong... Do đó, khi đã trải qua những hiện tượng này thì bạn càng cần chú ý đi khám định kỳ để theo dõi tình trạng của tai cũng như điều trị sớm ngay còn kịp.