Cá rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều người thích ăn, Tiểu Lâm ở Quảng Đông (Trung Quốc) là một trong số đó. Trong những tháng gần đây hầu như ngày nào cô cũng ăn, kết quả là bị viêm da mẩn ngứa và nhiễm trùng nghiêm trọng.

13:05 06/10/2019

Tiểu Lâm, 19 tuổi sống ở Quảng Đông. Cô ấy rất thích ăn cá, đặ biệt là cá trôi, cá trắm, cá mè. Bản thân Tiểu Lâm hay bị dị ứng, có tiền sử dị ứng với các loại tôm. Trong ba năm qua, cứ đến mùa đông và mùa hè, cô lại bị nổi mẩn đỏ ở chân (có thể tự khỏi). Vào tháng 6 năm nay, cô phát hiện ra rằng tay và chân của mình bị phát ban đỏ, nghĩ rằng đó chỉ là bệnh mẩn ngứa thông thường nên cô không quan tâm nhiều. Không ngờ đến 6/8, lòng bàn tay xuất hiện mụn nước, ngứa không chịu nổi.

Tiểu Lâm hầu như ngày nào cũng ăn cá

Lúc này, Tiểu Lâm đã đến bệnh viện gần nhà và cô được bác sĩ kê cho một số loại thuốc chống dị ứng đường uống, nhưng các triệu chứng vẫn không cải thiện sau khi dùng thuốc. Điều khủng khiếp hơn là >mụn rộp lây lan từ cả hai tay đến chân, và một số mụn rộp đã bị Tiểu Lâm gãi và vỡ ra. Tay và chân của Tiểu Lâm đều bị mụn nước “chiếm cứ”, nhìn vô cùng khổ sở. Tiểu Lâm nói “Mấy năm gần đây, tôi đã thường xuyên bị mụn nước, nhưng chưa bao giờ nghiêm trọng như lần này, tôi thậm chí không thể ngủ ngon, còn ảnh hưởng đến công việc”.

Bác sĩ Trương Ngọc Nga, phó Khoa Dược của Bệnh viện y học cổ truyền Ngũ Ấp thành phố Giang Môn, Trung Quốc cho biết, bệnh nhân cơ bản bản chất đã bị dị ứng, ăn quá nhiều protein trong các loại cá, kết hợp nhiều yếu tố khác, từ đó dẫn đến mụn rộp. Sau một tuần, Tiểu Lâm vào bệnh viện địa phương để điều trị, nhưng tình trạng không chuyển biến rõ ràng. Sau đó, Tiểu Lâm được người nhà chuyển đến Bệnh viện y học cổ truyển Ngũ ấp.

Tay chân của Tiểu Lâm phồng rộp, lở loét vì bị dị ứng thực phẩm

Do tình trạng nghiêm trọng, ngay lập tức Tiểu Lâm được chuyển đến điều trị tại Khoa truyền nhiễm. Kiểm tra ban đầu cho thấy Tiểu Lâm bị >dị ứng thực phẩm dẫn đến viêm da và nhiễm trùng nghiêm trọng.Tình trạng bệnh của Tiểu Lâm là do mụn rộp, lại vì nhiễm trùng nên tình trạng càng nặng hơn. Nếu nhiễm trùng tiếp tục phát triển, tình trạng bệnh chắc chắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và vết thương sẽ không lành, không điều trị mụn rộp, bệnh sẽ lại tái phát tình trạng bệnh lúc này sẽ phức tạp và khó điều trị hơn.

Sau 1 ngày điều trị thông qua bôi thuốc ở bệnh viện, tình trạng của Tiểu Lâm đã ổn định, mụn rộp không khởi phát, không còn ngứa. Màu đỏ của mụn rộp trên dã đã bắt đầu mờ dần. Đồng thời kiểm tra vết thương của Tiểu Lâm phát hiện cô đã bị nhiễm MRSA và liên cầu khuẩn. Bộ phận nhiễm trùng thực hiện điều trị kháng khuẩn.

Sau khi dùng thuốc điều trị, tình trạng bệnh của Tiểu Lâm gần như đã khỏi

Bằng cách điều chỉnh thuốc kịp thời, mụn rộp ở bàn tay và bàn chân của Tiểu Lâm giảm dần, và tình trạng ngứa đã giảm đáng kể. Khu vực bị ảnh hưởng của loét và tiết dịch ban đầu cũng được cải thiện. Hai tuần sau, tình trạng của Tiểu Lâm về cơ bản đã khỏi, mụn đỏ và sưng đã hết hoàn toàn, làn da mới đã được tái tạo.

Dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy bị dị ứng thực phẩm:

1. Da mẩn đỏ

Hãy cẩn trọng khi cảm thấy ngứa ngáy, nổi mề đay, hoặc thậm chí xuất hiện chàm, khiến các mảng da bị sưng đỏ, sưng lên, thường là trên bàn tay, bàn chân và khớp.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ đốm đỏ, sưng, hoặc ngứa trên da sau khi ăn, hoặc nếu khu vực xung quanh miệng của bạn đỏ, nó có thể là phản ứng với một thực phẩm nào đó trên đĩa của bạn.

2. Mạch đập chậm

Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm lan rộng hơn da, sẽ có những thay đổi như suy giảm huyết áp đột ngột hoặc mạch yếu - có thể là ảnh hưởng của phản ứng dị ứng.

Giống như bất kỳ phản ứng dị ứng nào, triệu chứng này có thể đi từ hơi liên quan đến nghiêm trọng rất nhanh, vì vậy nếu bạn cảm thấy chóng mặt, đừng nên chủ quan.

3. Ngứa rát miệng

Dị ứng cũng có thể khiến bạn bị ngứa miệng hoặc ho nhẹ. Điều này thường xảy ra với các loại trái cây hoặc rau quả, có protein tương tự như phấn hoa. Tình trạng ngứa thường chỉ giới hạn trong miệng của bạn và biến mất vài phút sau khi bạn đã nuốt các thức ăn bị dị ứng.

4. Tức ngực

Nếu gặp khó khăn khi nuốt trong bữa ăn hoặc có cảm giác tức ngực, bạn có thể bị viêm thực quản gây ra bởi bạch cầu ưa eosin.

Nói một cách đơn giản, các chất gây dị ứng thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch để gửi số lượng lớn tế bào bạch cầu (gọi là bạch cầu ưa eosin) đến thực quản, khiến nó bị viêm, khiến cổ họng của bạn trở nên căng tức hoặc như thức ăn bị kẹt trong khí quản.

5. Vấn đề về đường ruột

Nếu bữa ăn khiến bạn buồn nôn, đau dạ dày, hoặc khiến bạn phải đi vệ sinh, đừng nghĩ ngay đó là ngộ độc thực phẩm hay tình trạng không dung nạp lactose - nếu nó xảy ra mỗi khi bạn ăn một loại thức ăn cụ thể, nó có thể là dị ứng.

Theo Hà Vũ/Khám Phá