Cô gái trẻ đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 33 vì ung thư đại trực tràng, nhưng nguyên nhân gây bệnh lại đến từ loại thuốc cô thường xuyên sử dụng để trị chứng táo bón.
Nhiều người hỏi người trẻ tuổi có bị mắc >ung thư không? Hiện tại có không ít người trẻ mắc, bệnh ung thư giống như “tử thần”, nó đến bất chấp tuổi tác và dấu hiện phát hiện bệnh ung thư cũng rất bất ngờ.
Nửa năm trước, ở một bệnh viện nổi tiếng về ung thư ở Trung Quốc đã tiếp nhận bệnh nhân bị đau bụng và táo bón. Khi nội soi đại tràng, phát hiện toàn bộ ruột kết đều là sắc tố đen, kiểm tra cuối cùng phát hiện cô ấy bị ung thư đại tràng và đã di căn toàn thân, tức là bị ung thư giai đoạn cuối. Điều đau buồn hơn là bệnh nhân này mới 33 tuổi, có trình độ học vấn tốt, sự nghiệp thành công.
Theo lời kể của một bác sĩ, bệnh nhân này tên là Tiểu Mẫn, mặc dù là người có trí thức nhưng cô lại không nhận ra sự khó chịu ở cơ thể. Rất lâu trước đây, cơ thể cô đã xuất hiện những dấu hiệu bệnh rõ ràng, nhưng do Tiểu Mẫn chủ quan và cuối cùng dẫn đến sự tiến triển của bệnh ung thư đại tràng.
Sau khi bệnh nhân bị chẩn đoán là có khối u ác tính, các thành viên trong gia đình đều không thể lý giải được, vì bình thường Tiểu Mẫn không uống rượu, không hút thuốc, tại sao lại bị ung thư khi tuổi còn trẻ như vậy?
Sau khi tìm hiểu về thói quen sinh hoạt hàng ngày của Tiểu Mẫn thì được biết, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón, nên mỗi lần bị táo cô đều sử dụng thuốc nhuận tràng… Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng quá nhiều chính là nguyên nhân dẫn đến Tiểu Mẫn bị ung thư.
Ngoài ra, Tiểu Mẫn còn là người tham công tiếc việc, vì phấn đấu cho sự nghiệp, cô gái trẻ dành rất nhiều thời gian để tăng ca. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bệnh tình Tiểu Mẫn trở nặng hơn.
Tại sao sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng lại gây nên bệnh?
Vì Tiểu Mẫn thời gian dài bị táo bón, nên cô thường sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, thuốc giải độc để giúp việc đi tiêu dễ dàng. Tuy nhiên, có khi đường ruột được làm sạch cũng là một sai lầm, nó rất dễ dẫn đến chức năng đường ruột bị rối loạn và làm giảm sự nhạy cảm, về lâu về dài sẽ gây nên bệnh.
Nếu lạm dụng quá lâu, thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt lên màng nhày ruột gây rối loạn tiêu hóa làm cho người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón, khi ăn sẽ không thấy ngon miệng, khả năng hấp thụ thức ăn kém hơn, người gầy yếu, xanh xao.
Bệnh càng diễn ra lâu ngày thì người bệnh càng dễ bị căng thẳng thần kinh và bị trầm cảm. Ngoài việc gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, đương nhiên các chức năng gan thận cũng bị ảnh hưởng nhất định. Hậu quả lớn nhất sẽ dẫn đến bệnh nguy hiểm như của Tiểu Mẫn, chỉ nửa năm sau khi được chẩn đoán >ung thư đại trực tràng, bệnh nhân đã qua đời.
Biện pháp tốt nhất để chữa táo bón không phải là thuốc nhuận tràng
Giải pháp tốt nhất và lâu dài để chữa trị chứng táo bón là sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ. Các chất này sẽ giữ nước, làm mềm và xốp phân, giúp phân di chuyển dễ dàng và bài tiết ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong gạo, ngũ cốc toàn phần, rau các loại và trái cây khô.
Cần nhai kỹ khi ăn để nghiền nhỏ thực phẩm và giúp các men tiêu hóa trong dạ dày và ruột được tiết ra đầy đủ, uống nhiều nước trong ngày, đi đại tiện thường xuyên và tập thể dục đều đặn. Hạn chế thực phẩm kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có ga…
Bạn nên đi khám ở chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và tư vấn dùng thuốc, không tự ý dùng thuốc khiến bệnh càng nặng hơn và dễ gặp tác dụng phụ do thuốc gây ra.