Bác sĩ Hồng Khải Đình, công tác tại Khoa Mắt của Bệnh viện Phụ Anh (Đài Loan), đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ vào tháng 2 năm nay bị tổn thương võng mạc chỉ vì dùng điện thoại liên tục dưới ánh nắng mặt trời.
Tiểu Hoàng năm nay 27 tuổi, 2 năm trước mỗi khi cô nhìn vào hình ảnh của vật thể thì xuất hiện tình trạng lóa mắt và không nhìn rõ vật. Đến tháng 2 năm nay thị lực mắt phải giảm đáng kể, sau đó Tiểu Hoàng đã đến Bệnh viện Phụ Anh để khám.
Cô gái Tiểu Hoàng xinh đẹp
Bác sĩ Hồng Khải Đình, Trưởng Khoa Mắt của bệnh viện, sau khi khám phát hiện 2 mắt của Tiểu Hoàng đều bị cận thị, sau khi tiến hành điều trị tật khúc xạ, mắt trái giảm còn dưới 0.5 độ, nhưng mắt phải vẫn cận 1.0 độ. Bác sĩ Hồng Khải Đinh lại tiếp tục tiến hành chụp cắt lớp quang học (OCT) phát hiện mắt phải của Tiểu Hoàng bị phù nề lớp tế bào võng mạc và xuất hiện một lỗ to.
Tiểu Hoàng cho biết, vì công việc phải thường xuyên gặp gỡ khách hàng ở bên ngoài, do đó cô phải sử dụng điện thoại di động dưới ánh mặt trời, thậm chí 1 ngày phải sử dụng điện thoại 4-5 tiếng như vậy, thói quen này đã tồn tại ít nhất 3 năm, không ngờ lại gây ra hậu quả lớn đến như vậy.
Nguyên nhân khiến Tiểu Hoàng bị tổn thương võng mạc là do thường xuyên sử dụng điện thoại dưới ánh nắng mặt trời
Bác sĩ Hồng Khải Đinh giải thích rằng, theo báo cáo các nghiên cứu, ánh sáng xanh gây tổn thương đối với võng mạc đa số chỉ làm tổn thương biểu mô sắc tố hoặc phá vỡ các tế bào khác hoặc làm giảm thị lực do xuất huyết điểm vàng. Nhưng dưới ánh nắng mặt trời, thời gian dài trượt điện thoại, khiến tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời và năng lượng ánh sáng xanh của điện thoại kết hợp, tạo thành hiện tượng rỗng lớp tế bào võng mạc. Nếu bệnh nhân không điều trị kịp thời sẽ đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn.
Ngoài ra bác sĩ Hồng Khải Đinh cũng cho biết, Tiểu Hoàng đã dán một lớp film màn hình có tác dụng bảo vệ mắt trước tác hại của ánh sáng xanh, có bước sóng dao động từ 400nm - 450nm. Tuy nhiên Tiểu Hoàng vẫn bị tổn thương mắt. Điều này nghĩa là, lớp film màn hình bán trên thị trường không có công dụng bảo vệ mắt trước tác hại của ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại.
Trải qua 3 tháng điều trị, mắt phải của Tiểu Hoàng đã hồi phục, lỗ to xuất hiện ở võng mạc đã biến mất. Bác sĩ Hồng Khải Đình nhắc nhở: Dưới ánh nắng gắt, mọi người nên mang kính chống nắng hoặc không sử dụng điện thoại quá 3 tiếng.
Các cách bảo vệ mắt khi sử dụng điện thoại thông minh
Chớp mắt liên tục
Chớp mắt thường xuyên được khuyến cáo sử dụng khi dùng máy tính để bàn, nhưng đối với điện thoại thông minh thậm chí còn quan trọng hơn nhiều. Nhìn chằm chằm vào màn hình lâu sẽ làm đôi mắt dễ bị khô và các tự nhiên nhất để giữ ẩm cho chúng là chớp mắt. Cách này làm giảm thiểu các hiệu ứng tiêu cực của bức xạ màn hình.
Thực hiện theo quy tắc 20/20/20
Đôi mắt con người không được tạo ra chỉ để nhìn chằm chằm vào một khoảng cách nhất định. Thay vào đó, mắt người cần phải thay đổi thường xuyên, lúc thì nhìn gần, lúc lại nhìn xa. Đây là lý do vì sao bạn nhìn gần một thứ gì đó ở khoảng cách gần hàng giờ, ngay cả khi nó chỉ là đọc một quyển sách, mắt bạn cũng bắt buộc phải xử lý nhiều, gây mệt mỏi.
Tuy nhiên, vẫn còn đó cách giảm thiểu hiệu quả cho mắt khi áp dụng quy tắc 20/20/20. Về cơ bản, cứ 20 phút bạn nên nhìn vào vật gì đó ở khoảng cách ít nhất 20 feet (6m) trong 20 giây. Thậm chí, nếu muốn tốt hơn nữa thì cứ 40 hoặc 50 phút sử dụng, hãy rời mắt khỏi màn hình điện thoại từ 10 đến 15 phút.
Điều chỉnh độ sáng, độ tương phản và cỡ chữ
Độ sáng, độ tương phản và cỡ chữ là 3 yếu tố ảnh hưởng nhất đến thị lực. Nếu độ sáng và độ tương phản quá cao hoặc quá thấp đều gây hại cho mắt. Vì vậy, khi dùng bạn cần điều chỉnh phù hợp với mắt của mình hoặc cài đặt ứng dụng để nó tự động điều chỉnh. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng điện thoại quá lâu trong điều kiện ánh sáng yếu và không nên nhìn chằm chằm vào màn hình trong đêm.
Đối với cỡ chữ thì đừng đặt cỡ nhỏ quá vì nó làm căng mắt và giảm khoảng cách xem. Nói chung, cỡ chữ lớn là tốt nhất, dù cho thời gian di chuyển để xem mọi thứ trên một trang bị tăng lên.
Giữ màn hình sạch
Do phải thường xuyên dùng các ngón tay để lướt trên màn hình cảm ứng nên sẽ có rất nhiều vết bẩn trên đó. Những vết bẩn này không những làm mất vệ sinh mà còn gia tăng áp lực lên mắt. Vì vậy, bạn cần lấy một chiếc khăn mềm hay miếng vải sạch để vệ sinh màn hình một cách thường xuyên hơn.
Một lý do phổ biến khác khiến đôi mắt của bạn bị ảnh hưởng xấu là vì đã đặt nó ở khoảng cách quá gần. Chính vì thế, bất cứ khi nào có thể, hãy cố giữ thiết bị của bạn cách xa mắt từ 40 đến 50 cm.