Hiện nay có không ít người thắc mắc vì sao ăn mãi vẫn gầy hay thậm chí chỉ ''hít không khí'' thôi cũng tăng cân. Thật ra có đến 7 nguyên nhân cho câu hỏi này mà ai cũng cần biết.
Thực chất sự khác nhau trong cân nặng của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, cơ địa, lối sống và chế độ ăn uống. Vì thế nên có đến 7 lý do khiến người ăn nhiều vẫn gầy, kẻ ăn ít vẫn béo, hãy xem bạn thuộc loại nào nhé!
Yếu tố chất di truyền
Một số người có cơ địa nhanh chóng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và khó tích trữ dưới dạng mỡ, trong khi đó, những người khác có cơ địa chậm hơn và dễ dàng tích trữ mỡ.
Một số người có khối lượng cơ lớn hơn, do đó cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động của khối cơ hàng ngày. Những người này có thể dễ dàng tiêu thụ nhiều calo hơn mà không tăng cân.
Dùng thuốc
Thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai.... Bạn nên lưu ý phản ứng phụ khi sử dụng thuốc. Nếu nghi ngờ một số loại thuốc làm bạn tăng cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lười vận động
Chế độ ăn uống chỉ chiếm 70% sự thành công của việc giảm cân. 30% còn lại đến từ tập luyện. Bạn cần vận động để tiêu hao calo, đốt cháy mỡ thừa và ngăn ngừa tích tụ mỡ. Ngồi nhiều, lười vận động là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến >sức khỏe, tăng nguy cơ béo phì do năng lượng nạp vào nhiều nhưng không tiêu thụ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, thoái hóa xương khớp... hay thậm chí tử vong.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng kéo dài làm tăng nồng độ hormone cortisol. Hormone này làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, gây tích tụ chất béo. Tình trạng này kéo dài làm mỡ bụng ngày một dày thêm. Nên điều chỉnh lịch sinh hoạt, cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, tìm các biện pháp giải tỏa căng thẳng.
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (hay tiểu đường) thường dẫn đến ăn nhiều mà không tăng cân. Bệnh đái tháo đường thường gắn với người béo phì, nên ít người biết rằng tiểu đường là nguyên nhân khiến người gầy ăn hoài không mập. Bởi lượng đường huyết dư thừa trong cơ thể người bệnh đái tháo đường sẽ được đào thải qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng mất glucose, từ đó dẫn đến tình trạng người bệnh dù ăn nhiều nhưng không tăng cân hoặc thậm chí sụt cân. Bệnh đái tháo đường bao gồm:
Thuật ngữ bệnh viêm ruột (IBD) dùng để chỉ những bệnh có biểu hiện đặc trưng là tình trạng viêm ruột, bao gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… Tình trạng viêm sẽ ảnh hưởng đến chức năng hấp thu các chất >dinh dưỡng từ thức ăn, gây tiêu chảy, mất nước…. Và vì thế, người bệnh cũng khó tăng cân hơn bình thường.
Ngủ không đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên hệ giữa cân nặng và giấc ngủ. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mà còn điều chỉnh cảm giác thèm ăn. Khi thiếu ngủ, bạn sẽ mệt mỏi, có nhu cầu ăn nhiều hơn, đặc biệt là ăn các thực phẩm giàu năng lượng. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để quá trình giảm cân đạt hiệu quả.