Nghe có vẻ khó tin nhưng thật sự có đến 6 bộ phận trên cơ thể không cần vệ sinh quá sạch sẽ, bẩn một chút sẽ có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

Yến Nhi ( TH ) 13:55 18/05/2023

Việc vệ sinh cơ thể hằng ngày để vi khuẩn không xâm nhập và làm hại >sức khỏe là một điều tất yếu. Tuy nhiên, có đến 5 bộ phận trên cơ thể không cần vệ sinh quá nhiều, bẩn một chút có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tật. 

Đừng vệ sinh rốn quá nhiều 

Ít ai biết rằng rốn là một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, liên quan nhiều đến sức khỏe con người. Vì rốn có cấu tạo đặc biệt, nhiều nếp gấp lại tụt vào sâu nên hay bị bẩn, do vậy nhiều người có thói quen vệ sinh rốn thường xuyên và làm sạch triệt để.

Tuy nhiên, rốn không cần giữ sạch sẽ quá mức. Bởi khi rốn quá sạch sẽ khiến rốn mất đi lớp bảo vệ và khiến khí lạnh xâm nhập. Khí lạnh nặng, lá lách và dạ dày sẽ không thoải mái, tay chân cũng sẽ bị lạnh, đặc biệt đối với phụ nữ cần phải chú ý.

Vệ sinh rốn thường xuyên không tốt - Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế ngoáy và làm sạch lỗ mũi

Nhiều người thường xuyên ngoáy mũi và làm sạch, tuy nhiên chúng ta không cần thiết phải vệ sinh mũi thường xuyên.Lý do là vì mũi thông với miệng và phổi nên lông mũi có thể ngăn chặn bụi hiệu quả, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp và phổi. 

Nếu ngoáy mũi hay làm sạch liên tục, quá mứccó thể gây tổn thương niêm mạc mũi và gây nhiễm trùng nang lông. Khi nhiễm trùng mũi sẽ dễ dàng thâm nhập kết mạc, gây viêm. 

Không cần vệ sinh da mặt nhiều lần

Đây là bộ phận thường được chúng ta quan tâm, vệ sinh nhiều nhất mỗi ngày, đặc biệt là với phái nữ nên thường xuyên rửa mặt thật sạch. Thậm chí, không ít phái đẹp còn dùng khăn rửa mặt ướt lau rất mạnh lên da. Nhưng chính việc rửa mặt quá kỹ này có thể sẽ làm da mất đi các loại dầu tự nhiên, kích thích tuyến nhờn trên da, gây tiết dầu nhiều hơn và sinh mụn.

Đặc biệt trong những ngày thời tiết hanh khô của mùa thu đông, việc rửa mặt đồng nghĩa tới “vắt kiệt” lượng nước trên da khiến chúng trở nên khô, căng, rất khó chịu. Vậy lên trong ngày chỉ nên rửa mặt vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ, tránh vệ sinh da mặt quá nhiều lần trong ngày. 

Không cần vệ sinh da mặt quá nhiều lần - Ảnh minh họa: Internet

Không vệ sinh âm đạo nhiều lần trong ngày 

Âm đạo là nơi dễ sinh ra vi khuẩn nhất ở nữ nếu không được vệ sinh đúng cách. Nhiều nữ giới nghĩ rằng nền thụt rửa và về sinh bằng dung dịch nhiều lần trong ngày sẽ giúp ''cô bé'' hạn chế được vi khuẩn. 

Tuy nhiên, vệ sinh quá sạch và nhiều lần trong ngày làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, thói quen sử dụng các loại nước rửa vệ sinh (dung dịch vệ sinh)  để vệ sinh quá sạch sẽ sẽ khiến hệ vi sinh vật trong âm đạo bị mất cân bằng và gây viêm nhiễm, nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.

Hạn chế đánh răng quá lâu 

Thông thường, đánh răng chỉ nên khoảng 2 phút, không phải cứ càng lâu là răng càng sạch. Theo các nghiên cứu liên quan, đánh răng quá 3 phút sẽ khiến men răng bị tổn thương nếu dùng lực quá mạnh.

Trên thực tế trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều lợi khuẩn mà con người tiếp xúc như và lactobacilli. Nếu bạn theo đuổi sự sạch sẽ một cách mù quáng, bạn sẽ giết chết vi khuẩn có lợi, đồng thời loại bỏ vi khuẩn có hại, điều này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Không nên đánh răng quá lâu - Ảnh minh họa: Internet

Không nên gội đầu thường xuyên 

Nếu tóc bẩn, bết, bóng dầu sẽ làm xấu hình ảnh và dễ để lại ấn tượng về việc không chú ý vệ sinh đầu tóc. Chính vì vậy, nhiều người thường xuyên vệ sinh da đầu và tóc để giữ nếp, thậm chí có người còn gội đầu nhiều lần trong ngày, điều này là sai lầm.

Tuy nhiên, thực tế việc vệ sinh da đầu đầu mỗi ngày không phải là một việc làm tốt. Nguyên nhân là do da đầu có khả năng tự thanh lọc nhất định, gội quá nhiều lần, dùng quá nhiều dầu gội đầu, sẽ khiến khả năng tự làm sạch của da dầu bị suy giảm và làm hỏng môi trường bên trong của nang tóc khiến tóc xơ cứng, mỏng và dễ gãy rụng. 

Yến Nhi ( TH ) | Theo Phụ nữ sức khỏe