Bác sĩ Yasuji Ebe đã nói rằng, ở tuổi 70, ông vẫn giữ được thân hình như khi 20 tuổi, chiều cao của ông không hề bị suy giảm, răng còn nguyên vẹn, bí quyết rất đơn giản...
Là chủ tịch Bệnh viện Cao Hùng ở Nhật Bản và là Giám đốc đại diện của Hiệp hội xúc tiến y tế hạn chế đường Nhật Bản, bác sĩ Yasuji Ebe đã nói rằng, ở tuổi 70, ông vẫn giữ được thân hình như khi 20 tuổi, chiều cao của ông không hề bị suy giảm, răng còn nguyên vẹn. Trong cuốn sách "Quyển sách về nhịn ăn ngắt quãng và giảm đường", ông Yasuji Ebe chia sẻ rằng một trong những bí quyết giữ >sức khỏe của mình là thực hiện chế độ ăn giảm đường.
Tại sao chúng ta cần cắt giảm lượng đường?
Đường trong thức uống chế biến là nguồn năng lượng đáng kể làm tăng trọng lượng của cả nam lẫn nữ giới. Tổ chức Y tế Thế giới và các chuyên gia >dinh dưỡng thường xuyên cảnh báo rằng chúng ta nên ăn ít đường.
Nhưng chúng ta cũng được khuyên nên ăn nhiều trái cây. Tất cả các loại đường đều cung cấp cùng một lượng calo, dù đó là đường trong thức uống chế biến công nghiệp hay đường tự nhiên từ trái cây. Nhưng những rủi ro mà sức khỏe gặp phải có liên quan đến tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện, chứ không phải từ đường tự nhiên trong trái cây hay sữa. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sâu răng, tăng cân có liên quan đến chế độ ăn uống có quá nhiều đường chế biến chứ không phải từ đường tự nhiên trong trái cây và sữa.
Vì lý do đó, các nhà khoa học khuyên chế độ ăn hàng ngày không được vượt quá 10% calo từ đường. Đối với người lớn, trung bình khoảng 50 gram tức tương đương với số lượng đường trong một lon nước ngọt có gaz bình thường. Ước tính người Mỹ tiêu thụ khoảng 76,7 gram đường mỗi ngày, tức tương đương với 19 muỗng cà phê hay 306 calo.
Các phương pháp có thể sử dụng để giảm lượng đường
Tỏ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, đối với cả người lớn và trẻ em, lượng đường tiêu thụ nên giảm xuống dưới 10% tổng năng lượng ăn vào. Nếu giảm xuống dưới 5% tổng năng lượng ăn vào sẽ có nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.
Ăn đường có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng (sâu răng). Ăn uống dư thừa calo từ thức ăn và đồ uống có chứa nhiều đường cũng có thể dẫn đến tăng cân không đúng cách, có thể dẫn đến thừa cân, béo phì. Bằng chứng gần đây cũng cho thấy đường ảnh hưởng đến huyết áp và lipid máu, và cho thấy rằng giảm lượng đường tự do có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Các phương pháp có thể được sử dụng để giảm lượng đường là:
- Hạn chế sử dụng tất cả các loại nước ngọt, bao gồm cả trà uống sẵn, cà phê uống sẵn hoặc cho thêm đường vào đồ uống của bạn kể cả cà phê. Nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn…) và đồ uống có đường, bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…
- Hạn chế lượng đường bạn thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn. Chọn các kích cỡ xuất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng.
- Ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường
- Đọc nhãn thực phẩm, chọn các sản phẩm chứa lượng đường ít hơn
Ngoài giảm lượng đường tự do, chúng ta cũng cần sử dụng các loại gạo, ngũ cốc ít qua chế biến, sử dụng những loại ngũ cốc nguyên hạt để giữ lại được lượng vitamin nhóm B, chất xơ và một số loại chất khoáng và protein. Đồng thời, người ăn nên hạn chế các loại chất bột, đường ngọt, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất xơ.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh trong suốt cuộc đời giúp ngăn ngừa các loại suy dinh dưỡng và một loạt các bệnh và bệnh tật không lây nhiễm. Tuy nhiên, với sự gia tăng ngày càng nhiều của các loại thực phẩm chế biến, đô thị hóa nhanh chóng và lối sống ngày càng phát triển, cách ăn uống của con người đã thay đổi.
Theo Aboluowang