Đột quỵ não là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm. Vì vậy tiến sĩ Đinh Thuần Dư, một bác sĩ Khoa Thần kinh, Đài Loan hướng dẫn 3 phương pháp tự kiểm tra dấu hiệu đột quỵ não tại nhà, không cần máy móc chính xác.
1. Kiểm tra sức mạnh cơ bắp ở 2 bàn tay
Yếu cơ là một trong những triệu chứng của đột quỵ não, nếu một trong hai bàn tay lực cơ không đủ, nó sẽ khiến bàn tay lệch về một phía và không tự xoay lại được.
Phương pháp:
- Đưa hai tay thẳng về phía trước, giơ cao bằng vai, lòng bàn tay hướng lên.
- Nhắm 2 mắt từ 1- 3 phút.
- Mở mắt, xem bàn tay có xoay lệch vào phía bên trong hay không.
Nếu sau 3 phút tay không lệch về phía bên trong, bạn chưa có dấu hiệu của đột quỵ não.
2. Kiểm tra đột quỵ thông qua việc chạm mũi
Tay với mắt phối hợp không nhịp nhàng là một trong những triệu chứng của độ quỵ và khuyết tật tiểu não, khi kiểm tra có thể phát hiện tình hình các đầu ngón tay chạm không đúng đích.
Phương pháp:
- Hai người đứng đối diện, một người là chủ thể, còn người kia sẽ là người kiểm tra.
- Chủ thể dùng ngón tay trỏ chạm vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, sau đó lại tự chạm vào mũi mình.
- Tiếp theo người kiểm tra di chuyển vị trí của ngón tay, chủ thể lại chạm lần nữa vào đầu ngón tay trỏ của đối phương, lặp lại nhiều lần.
Nếu đầu ngón tay trò của chủ thể nhiều lần chạm đích không chính xác, bạn cần phải cảnh giác với chứng đột quỵ.
3. Kiểm tra đột quỵ thông qua việc đi trên một đường thẳng
Nếu người bệnh cảm thấy chóng mặt, đau đầu, hầu hết mọi người lầm tưởng đó là cảm lạnh, thực tế, nó có thể là dấu hiệu của đột quỵ tiểu não. Nếu tiểu não bị đột quỵ hoặc khuyết tật, thường không có cách nào để đi qua một đường thẳng.
Phương pháp:
- Tìm một đường thẳng trên mặt đất hoặc đặt một dải băng đen thẳng trên mặt đất.
- Khi đi trên đường thẳng, gót chân trước chạm vào đầu ngón chân sau và tiến về phía trước.
Nếu tự kiểm tra thấy mình không thể đi qua hết một đường thẳng kèm theo dấu hiệu chóng mặt, đau đầu thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, bạn nên biết 2 cách để kích thích hoạt động não
Ngoài việc phải chú ý phòng ngừa đột quỵ não, bạn cũng nên chú ý rèn luyện >sức khỏe, giúp não bộ minh mẫn, khỏe mạnh bằng 2 cách sau.
- Cách đầu tiên là mở 2 lòng bàn tay, dùng đầu ngón cái chạm lần lượt các đầu ngón tay còn lại, từ ngón út đến ngón trỏ, lúc đầu có thể chậm, sau đó tăng dần tốc độ. Thường xuyên thực hiện bộ bài tập ngón tay này giúp thúc đẩy sự phối hợp não trái và não phải.
- Cách thứ hai cũng giúp tăng cường sự phối hợp của não bằng động tác tay: một tay mở ra, tay kia lần lượt làm nắm đấm, bàn tay nghiêng, lòng bàn tay chạm. Thực hiện tuần tự các hành động như đấm, chặt, vỗ vào bàn tay còn lại. Tốc độ tăng dần và phải làm đúng tuần tự (như hình). Sau đó tiếp tục thực hiện với tay còn lại.