Con người muốn sống khỏe, sống không bệnh tật, cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục và duy trì một tâm trạng tốt, tuy nhiên những người làm được điều này thực sự rất ít.
Bài viết dưới đây là một số kinh nghiệm “sống không bệnh tật” được đúc kết từ các học giả và bác sĩ nổi tiếng. Nếu bạn thật sự muốn >sống khỏe mạnh, thì nhất định phải nhớ “7 quy tắc sống không bệnh tật”.
1. Không giận dữ sẽ không sinh bệnh
“Không giận dữ sẽ không sinh bệnh” là một bản tóm tắt từ 50 năm kinh nghiệm trong ngành y tế của Giáo sư Hao Wanshan thuộc Đại học Y học cổ truyền Bắc Kinh. Giận dữ sẽ dẫn đến bệnh tật, rốt cuộc tỉ lệ mắc bệnh là bao nhiêu? Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Atlanta của Mỹ phát hiện ra rằng có 90% các bệnh liên quan đến áp lực tinh thần.
Giáo sư Hao Wanshan nói: "Khi chúng ta thường xuyên nghĩ về những điều tốt đẹp, cố gắng kiểm soát cảm xúc, bệnh tật sẽ đến với chúng ta muộn hơn”.
2. Không thức khuya
Xu Liang, Giám đốc Khoa thần kinh tại Bệnh viện Đông y thành phố Thượng Hải chỉ ra rằng, thức khuya đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Mọi người còn cho rằng sau khi thức khuya thì có thể ngủ bù vào ngày hôm sau. Quan niệm này là không chính xác, thường xuyên thức khuya là nguyên nhân chính gây nên các khối u.
Việc thức khuya sẽ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, khiến các tế bào chuyển hóa bất thường, ảnh hưởng đến sự phân chia bình thường của các tế bào trong cơ thể, gây đột biến tế bào và làm tăng nguy cơ bị >ung thư.
3. Không ăn uống bừa bãi
Một vài năm trước, do ung thư, nữ tiến trẻ sĩ Fudan Yu Juan đã từng phân tích những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư, một trong số đó là thói quen ăn uống xấu. Nếu bạn thích ăn thịt có thể sẽ dẫn đến ung thư đường ruột. Ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ gây gánh nặng cho tuyến tụy, khi tuyến tụy bị quá tải sẽ dẫn đến ung thư.
Hãy nói không với thịt nướng, nói không với thức ăn ngâm, nói không với sở thích ăn quá nhiều thịt. Mọi người nên nhớ chế độ ăn uống hợp lý là “2 cao 1 thấp”: cao vitamin, cao chất xơ và thấp chất béo. Các loại vitamin, chất xơ có chủ yếu trong trái cây và rau quả, để kiểm soát chất béo, bạn nên ăn ít thịt đỏ như lợn, bò, cừu và thay thế bằng thịt trắng như gà và cá.
4. Không thể không vận động
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục thường xuyên có tuổi thọ dài hơn so với những người không tập thể dục thường xuyên. Các hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, trầm cảm và một số bệnh ung thư, ngoài ra còn có thể giúp bạn chống lão hóa.
Nhiều người phàn nàn rằng họ không có thời gian để tập thể dục, thực tế, họ chỉ cần bỏ ra 10 phút tập thể dục mỗi ngày và khoảng 2,5 giờ tập thể dục mỗi tuần cũng có hiệu quả rất tốt đối với >sức khỏe. Người già có thể chọn một số môn thể thao phù hợp, chẳng hạn như đi bộ, luyện thái cực quyền, người trẻ có thể chạy bộ, đạp xe, bơi lội,…
5. Không cần quá chăm chỉ
Bác sĩ He Yumin nói rằng, thực hành lâm sàng trong 20, 30 năm qua đã khiến ông nhận thấy một hiện tượng, những người đặc biệt rất dễ bị ung thư thuộc về các ngành nghề như tài vụ, kế toán, kiểm toán, nhân sự, thống kê,… và giáo viên tiểu học.
Những công việc này đòi hỏi một thái độ làm việc rất nghiêm túc và không thể xuất hiện nhiều sai sót. Điều này khiến họ phát triển một thói quen tỉ mỉ, thận trọng, và thậm chí theo đuổi sự cầu toàn. Vì vậy, các dây thần kinh luôn luôn bị căng thẳng, nội tiết bị rối loạn, các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi, rất dễ bị ung thư. Do vậy, muốn khỏe mạnh thì nên “lười nhác” một chút, muốn trường thọ thì nên sống đơn giản hơn.
6. Hãy ngừng chán nản
Năm ngoái, Xu Yuyu, một cô gái 18 tuổi ở Sơn Đông, cô bị bạn bè lừa một số tiền rất lớn, dẫn đến chán nản, cùng quẫn và cuối cùng tìm đến cái chết. Khi con người bị kích thích bởi thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi bị tác động mạnh đến cảm xúc, chẳng hạn như nghe tin xấu, bị cú sốc tinh thần mạnh và sợ hãi, dẫn đến hệ thống thần kinh giao cảm đột nhiên đạt đến mức cực đoan. Gây gánh nặng cho tim, tim đập nhanh, thậm chí loạn nhịp tim. Tổn thương tình cảm lớn, đồng thời cũng tổn thương tim, và tỉ lệ gây ra những tai nạn ngoài ý muốn càng lớn.
7. Không thể quá cô đơn
Những người cô đơn thường dễ bị mắc bệnh trầm cảm, bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch. Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người có lợi cho cảm xúc và giúp duy trì chức năng tim mạch.