Trong điều trị ung thư nguy, cơ tử vong vì suy nhược rất lớn. Với bệnh nhân có dinh dưỡng tốt thì quá trình điều trị tiến triển hơn so với bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
Theo thông tin từ Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia mỗi năm cả nước có khoảng 115 nghìn người tử vong do >bệnh ung thư, trong đó 80 % bệnh nhân sụt cân và còn lại là tử vong do suy kiệt trong quá trình điều trị ung thư.
Nghiên cứu của Viện Ung thư cũng chỉ ra rằng, bệnh nhân ung thư chỉ chú trọng điều trị mà chưa chú trọng tới các vấn đề >dinh dưỡng.
Bị u não bố mẹ chỉ cho ăn rau
PGS Đồng Văn Hệ - Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội chia sẻ về một trường hợp bị u não, nhưng gia đình đã đưa cháu bé về nhà ăn kiêng và kết quả sau 2 tháng u não to, suy nhược cơ thể.
Cách đây vài tháng, hai vợ chồng chừng khoảng hơn 40 tuổi đưa cháu nhỏ 10 tuổi từ Vĩnh Phúc lên gặp bác sĩ. Sau khi khám và đọc phim, PGS Hệ tư vấn bệnh nhi phải mổ u tế bào thần kinh đệm. Bác sĩ đã lên kế hoạch và báo ngày mổ cho gia đình.
Tuy nhiên, bố mẹ cháu bé đã "xin cho cháu về nhà ít bữa vì thấy cháu ổn hơn sau khi dùng thuốc chống phù não". Dù bác sĩ giải thích không được, bố mẹ cháu bé vẫn đưa cháu về và hứa "nếu cháu có vấn đề gì chúng tôi đưa cháu lên ngay".
"Gần hai tháng sau, mẹ cháu gọi điện cho bác sĩ báo cháu yếu hơn nhiều, nôn, và lơ mơ. Tôi nói đưa cháu lên phòng cấp cứu nhập viện. Ngày hôm sau, tôi khám thấy cháu gày, xanh, yếu, giảm hơn 3kg so với lần đầu.
Tôi lên lịch mổ ngay ngày hôm sau (hoãn một ca trong lịch lại). Giải thích cho bố mẹ cháu đồng ý mổ. Nửa đêm, mẹ cháu nhắn tin: bác sĩ ơi, còn cách nào khác ngoài phẫu không?" – PGS Hệ chia sẻ.
Sáng hôm sau, bác sĩ Hệ đã mời bố cháu lên giải thích thêm. Bố cháu bé vẫn còn băn khoăn lo, liệu cháu đủ sức mổ và xin bác sĩ hoãn mổ để 2-3 ngày nữa xem cháu khá hơn. Bác sĩ giải thích, nếu chờ thêm cháu chỉ nặng không khá hơn được. Ông bố miễn cưỡng đồng ý cho cháu mổ, ca mổ kéo dài 3h đồng hồ, cắt hết u.
Sau đó, tìm hiểu bác sĩ Hệ mới biết, gần hai tháng qua bố mẹ cháu bé đem con gái về nhà chữa bệnh theo phương pháp "keto" trên mạng. Cháu bé chỉ ăn rau, đậu, không thịt, không cá, không trứng sữa, không protein... Kết quả u vẫn to hơn, sụt cân và nặng hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư
Theo GS Nguyễn Chấn Hùng – Chủ tịch hội ung thư Việt Nam cho biết, trong các buổi khám bệnh, ông thấy rất ít bệnh nhân nào hỏi bác sĩ ăn uống như nào cho hợp lý.
Tình trạng đa số của bệnh nhân ung thư hiện nay chính là suy nhược cơ thể, mất sức và tử vong. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
Khối u gây rối loạn chuyển hóa bình thường của cơ thể, làm cho cơ thể tiêu hao năng lượng nhiều hơn, các tế bào, mô của cơ thể bị phá hủy bao gồm cả các khối cơ. Nhiều bệnh nhân không thể nào tiếp tục điều trị được do cân nặng và thể lực bị suy nhược trầm trọng. Nên việc ăn kiêng của một số người là quan niệm sai lầm gây suy nhược cho cơ thể.
Theo GS Hùng một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động tập thể dục thể thao giúp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Không nên ăn kiêng vì ăn để đủ chất dinh dưỡng chứ không phải ăn nhiều là cung cấp chất đạm cho khối u như người dân vẫn nghĩ.
Với những người mang bệnh, nên động viên người bệnh nên vận động đi lại không nên nằm một chỗ để đầu óc được thư giãn.
Nên chọn các thực phẩm giàu đạm như các loại thịt gia cầm, có thể bổ sung thêm thịt nạc lợn, thịt bò để thêm kẽm, sắt cho cơ thể. Cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật. Các loại protein từ nhuyễn thể, cua, cá, hải sản tốt cho bệnh nhân.
Đối với tinh bột, GS Hùng khuyên người bệnh nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như lạc, óc chó, đậu đỗ, yến mạch, các loại củ như khoai lang, khoai sọ, khoai tây… hạn chế các loại đường đơn, phụ gia không tốt cho >sức khỏe.
Còn đối với rau xanh, nguyên tắc chọn đầu tiên là sạch, bảo quản cẩn thận và những loại rau giàu vitamin có màu sắc sặc sỡ nên ăn nhiều. Các đồ uống như bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng.