Trình bày ở bên cạnh hoặc mặt sau của bao bì, nhãn thực phẩm cung cấp thông tin hữu ích về dinh dưỡng, đáp ứng mức khuyến nghị hàng ngày ra sao... Thế nhưng, đáng tiếc là nhiều người vẫn bỏ qua.

Phương Chang (TH) 08:21 02/03/2021

Nhãn thực phẩm có trên bao bì và cung cấp tất cả các thông tin >dinh dưỡng và các thành phần của thực phẩm. Tại Ấn Độ, Cơ quan tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) quy định các tiêu chuẩn đóng gói thực phẩm.

Trình bày ở bên cạnh hoặc mặt sau của bao bì, nhãn thực phẩm cung cấp thông tin hữu ích về dinh dưỡng có trong thực phẩm cụ thể, cách nó đáp ứng mức khuyến nghị hàng ngày theo quy định của chính phủ. Nó là thực phẩm hữu cơ hay không, danh sách các thành phần có phù hợp với người ăn chay hay không, thời >hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản...

Nhãn thực phẩm có trên bao bì và cung cấp tất cả các thông tin dinh dưỡng và các thành phần của thực phẩm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), một số nhãn thực phẩm cũng sẽ đề cập đến tuyên bố về >sức khỏe như việc sử dụng thực phẩm này liệu có gây hại cho sức khỏe hay không, hoặc có lợi cho sức khỏe theo một số cách nào khác nữa...

Trong một thế giới mà các kệ hàng trên thị trường chứa đầy thực phẩm đóng gói và chế biến cùng với vô số biến thể của cùng một sản phẩm, bạn sẽ vô cùng bối rối khi lựa >chọn thực phẩm phù hợp cho mình. Đây là lúc việc đọc nhãn thực phẩm trở nên quan trọng.

Bất cứ ai cũng nên biết về các thành phần và số lượng của nó được sử dụng để tạo ra một thực phẩm. Có một thực tế phổ biến là người ta thường đề cập đến cùng một thành phần với các tên gọi khác nhau trên nhãn thực phẩm. Do đó, người tiêu dùng cũng nên biết về những "biến thể" này để đưa ra quyết định sáng suốt trong lựa chọn thực phẩm.

Bạn nên tìm kiếm điều gì trên nhãn thực phẩm?

Hạn sử dụng

Thời hạn bán (Sell by) cho biết ngày cuối cùng bán cho người tiêu dùng, sau đó là thời hạn bảo quản cho phép còn lại của thực phẩm trong điều kiện bảo quản của người tiêu dùng. Use by thường được in trên bao bì các loại thực phẩm như rau quả, salad, cá, pho mát mềm, sữa, nói chung là các thực phẩm mau hỏng, có hạn ngắn. Nó chỉ thời hạn an toàn của thực phẩm hơn là chất lượng của loại đồ ăn đó.

Danh sách thành phần

Các thành phần bắt buộc phải được liệt kê theo thứ tự trọng lượng giảm dần. Thành phần được liệt kê đầu tiên được sử dụng với số lượng lớn nhất để tạo ra thực phẩm.

Nhãn thông tin dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của sản phẩm thường dựa trên khẩu phần 100g cũng như một khẩu phần cho mỗi cá nhân. Điều này cung cấp thông tin về đường, protein, chất béo, carbohydrate, dầu được sử dụng, hàm lượng natri...

Giá trị hàng ngày

Giá trị hàng ngày là lượng chất dinh dưỡng trong sản phẩm và lượng chất dinh dưỡng đáp ứng RDA hoặc phần trăm giá trị hàng ngày của một chế độ ăn kiêng calo cố định. Những vấn đề mà người tiêu dùng gặp phải khi đọc và hiểu nhãn thực phẩm là thuật ngữ khó, cỡ chữ nhỏ và thường là không hiểu. Nhà sản xuất thường rất cẩn trọng khi đưa ra bất cứ thông tin gì để tiếp thị khôn khéo, khiến chúng ta tin rằng sản phẩm tốt cho sức khỏe.

 Một số thành phần trên nhãn thực phẩm mà chúng ta nên xem xét khi lựa chọn một sản phẩm

Đường

Có rất nhiều từ đồng nghĩa được sử dụng để ngụy trang hàm lượng đường trong thực phẩm. Dưới đây là các tên gọi khác nhau của đường. Tốt nhất là nên tránh những thứ này hoặc sử dụng sản phẩm có ở hàm lượng tối thiểu. Một sản phẩm nói "KHÔNG BỔ SUNG ĐƯỜNG" nhưng vẫn ngọt sẽ có đường trái cây, chất làm ngọt nhân tạo... là thành phần tạo ngọt trong đó. Những thứ này vẫn có hại cho sức khỏe. Một số loại ngũ cốc ăn sáng chứa tới 5 thìa cà phê đường mỗi khẩu phần.

Đây là một số thành phần tạo ngọt thường được thêm vào thực phẩm mà người tiêu dùng cần cẩn trọng:

- Agave nectar (Mật hoa thùa).

- Brown sugar (Đường nâu).

- Cane crystals (Tinh thể mía).

- Cane juice (Nước ép mía).

- Carob syrup (xi-rô Carob).

- Corn syrup (xi-rô ngô).

- Crystalline fructose (đường trái cây crystalline fructose).

- Date sugar (đường chà là).

- Fruit juice (nước trái cây).

- Grape sugar (đường nho).

- Honey (mật ong).

- Malt syrup (đường mạch nha).

- Maple syrup (xi-rô cây phong).

- Rice syrup (xi-rô gạo Hàn Quốc).

Đường dưới mọi hình thức đều có hại, dù là đường tự nhiên hay nhân tạo. Tốt nhất là dùng giới hạn số lượng 2-3 muỗng cà phê mỗi ngày.

Chất béo bão hòa/ Chất béo chuyển hóa/ Cholesterol

Chất lượng chất béo có trong thực phẩm chế biến đóng gói không có lợi cho sức khỏe và tất nhiên không bằng chất béo có trong thực phẩm tự nhiên như quả hạch và hạt. Những thực phẩm này thường chứa chất béo chuyển hóa, nên tránh trong mọi trường hợp. Nó làm cho cholesterol tăng lên và tích tụ trong các động mạch. Do đó, làm tăng nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch. Một số thực phẩm cũng chứa chất béo bão hòa như dầu dừa, bơ từ các chế phẩm sữa động vật. Việc tiêu thụ những thực phẩm này nên được giữ ở mức tối thiểu và không được vượt quá mức khuyến nghị hàng ngày.

Thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa là bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên, các sản phẩm động vật, khoai tây chiên, bắp rang và thực phẩm đông lạnh. Tốt nhất là nên tránh ăn chúng hoặc chỉ tiêu thụ trong những dịp hiếm hoi.

Muối/natri

Muối là một chất bảo quản tự nhiên và được sử dụng với lượng lớn trong tất cả các loại thực phẩm đóng gói. Trong khi lượng khuyến cáo hàng ngày đối với mỗi người ít hơn hẳn.

 Chất xơ

Điều này rất tốt cho cơ thể và giúp giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một thực phẩm giàu chất xơ được đánh giá tốt hơn hẳn so với sản phẩm tương tự không chứa thành phần này.

Protein

Rất nhiều sản phẩm được đưa ra thị trường bằng cách khai thác nhu cầu protein của người tiêu dùng. Trong khi thực phẩm giàu protein là tốt thì chúng lại thường đi kèm với lượng đường bổ sung khá nhiều. Do đó, chúng ta cần phải biết về các thành phần ẩn trong khi tiêu thụ đồ uống sức khỏe giàu protein, thanh protein ăn nhẹ cũng như các sản phẩm thực phẩm bổ sung khác.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất cần thiết và được cung cấp tốt nhất thông qua trái cây và rau tươi. Thực phẩm đóng gói hứa hẹn bổ sung chất dinh dưỡng thực chất là dạng tổng hợp và đôi khi có thể gây hại nhiều hơn lợi. Sử dụng vitamin và khoáng chất cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Hiểu được việc đọc nhãn thực phẩm, chúng sẽ trở thành công cụ hữu ích cho bạn khi mua hàng

Sống khỏe mạnh hơn

Khi chúng ta hiểu được dinh dưỡng của các thành phần trong thực phẩm đóng gói, nó sẽ giúp chúng ta đưa ra những lựa chọn sáng suốt. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn liệu natri, chất béo, chất béo chuyển hóa hoặc cholesterol có cao hay không. Nó cũng giúp chúng ta hiểu liệu chất xơ, protein hoặc các khoáng chất vitamin có ở số lượng phù hợp không, có thể tiêu thụ được hay không...

Giữ an toàn cho cơ thể

Một khi bạn biết cách đọc hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản, thực phẩm chỉ có thể được tiêu thụ khi nó vẫn còn ăn được. Điều này tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Phát hiện các chất gây dị ứng

Nhãn thực phẩm luôn đề cập đến các loại thực phẩm có thể gây dị ứng như gluten, bơ sữa, đậu phộng và các loại hạt khác. Đọc nhãn thực phẩm có thể giúp bạn tránh được nguy cơ bị dị ứng.

Khi hiểu cách đọc nhãn thực phẩm, bạn cũng nên biết ý nghĩa của một số dòng thẻ trên bao bì

- Ít chất béo: Những thực phẩm này phải có ít hơn 3g chất béo trong mỗi khẩu phần.

- Không có chất béo: Những thực phẩm này phải có ít hơn 0,5g chất béo trong mỗi khẩu phần ăn.

- Không thêm đường: Điều này có nghĩa là không sử dụng thành phần chứa đường trong quá trình chế biến.

- Không đường: Thực phẩm này chứa tới 0,5g đường mỗi khẩu phần.

- Không chứa cholesterol: Những thực phẩm này chứa ít hơn 2mg cholesterol trong mỗi khẩu phần hoặc ít hơn 2g chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa.

- Ít calo: Những thực phẩm này có ít hơn 40 calo mỗi khẩu phần.

Theo TH/Tổ Quốc