‘Bệnh từ miệng mà ra’ từng được nhắc đến do việc ăn uống không đảm bảo. Và sự thực có thể kể tên những nhóm thức ăn gây hại cho cơ thể hàng ngày.

My My (t/h) 07:09 21/10/2022

Quan điểm về việc ăn uống đúng cách

Chúng ta đều biết rằng, trong Đông y hay Tây y thì về nguyên tắc là họ rất coi trọng chế độ ăn uống. Đặc biệt trong y học cổ truyền Trung Quốc, liệu pháp ăn uống đúng cách thậm chí còn được sử dụng như một phương pháp trị liệu bổ trợ đi kèm dành cho người bệnh.

Nếu bạn không chú ý đến nó trong cuộc sống hàng ngày và phát triển thói quen ăn uống không đúng cách, việc ăn uống của bạn có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn cho cơ thể.

Ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet

Cơ thể con người và hoàn cảnh tự nhiên là một thể hoàn chỉnh. Lựa chọn đồ ăn, thức uống như thế nào điều hòa nội tạng cơ thể, duy trì ổn định tính thống nhất. Trong khi đó, ăn uống lành mạnh và cân bằng sẽ đảm bảo rằng cơ thể nhận được các chất >dinh dưỡng cần thiết để hoạt động bình thường, mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể…

Ăn uống lành mạnh làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp ngăn ngừa các bệnh về não như Alzheimer, sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.

Một số loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng giúp não khỏe mạnh, bao gồm chất béo, chất xơ, protein, vitamin và chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này có thể tăng cường trí nhớ, sự tập trung và thậm chí ngăn ngừa các bệnh về não bộ.

Ngay cả khi bạn còn trẻ cũng cần nghĩ đến cách bảo vệ >sức khỏe tim mạch cho mình. Đặc biệt khi bệnh tim mạch ngày càng gia tăng, và thậm chí tấm công vào giới trẻ.

Thói quen ăn uống lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn và ngăn ngừa các bệnh tim thông thường.

Bệnh ung thư và mức độ phát triển bệnh

Ung thư là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước đang phát triển và phát triển. Khi tuổi thọ tăng và mức độ phát triển công nghiệp hóa tăng thì >bệnh ung thư cũng có xu hướng gia tăng.

Theo thống kê tại Việt Nam, ước tính có khoảng 150.000 người mới mắc bệnh ung thư hằng năm. Khoảng 57% trong số đó là nam giới và 43% là nữ giới. Ung thư có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và trẻ em, nhưng đa phần ung thư sẽ xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi. Mọi nhóm dân tộc đều có thể mắc ung thư.

Tỉ lệ mắc bệnh ung thư đáng buồn ở Việt Nam. Ảnh: Internet

Theo thống kê chưa đầy đủ, riêng năm 2010 ở Việt Nam có tối thiểu (những ca ghi nhận được) là 126.307 trường hợp ung thư mới mắc ở cả hai giới. Trong đó nữ giới có 54.367 trường hợp ung thư, nam giới có 71.940 trường hợp ung thư.

Tiến sĩ Wesley M Jose, Phó Giáo sư Lâm sàng, Khoa Ung thư & Huyết học, Bệnh viện Amrita, Kochi (Ấn Độ) cho biết: Các yếu tố bên trong gây ung thư phổ biến bao gồm: đột biến di truyền, nội tiết tố, các tình trạng liên quan đến miễn dịch, kích hoạt quá mức yếu tố tăng trưởng, và những thay đổi di truyền. Các yếu tố bên ngoài là lối sống, hút thuốc, uống rượu, tiếp xúc với hóa chất, tiếp xúc với bức xạ, nhiễm virus, điều trị y tế trước đó bằng thuốc gây độc tế bào/ung thư. Các yếu tố này có thể hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp với nhau để khởi động một tế bào bình thường trở thành ác tính”.

Tránh xa 4 nhóm thức ăn gây hại

Thịt chế biến

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có “bằng chứng thuyết phục” rằng thịt chế biến sẵn có thể gây ung thư.

WHO phân loại thịt chế biến vào Nhóm 1 nghĩa là đã có đầy đủ bằng chứng về việc loại thực phẩm này có khả năng gây ung thư cho con người. Nhấn mạnh rằng nó có liên quan đặc biệt đến bệnh ung thư đại trực tràng và dạ dày.

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại. Ảnh: Internet

Một số loại thịt chế biến sẵn liên quan đến bệnh ung thư bao gồm: xúc xích, thịt bò khô, thịt đóng hộp, dăm bông...

Thay vào đó, bạn có thể thay thế: Cá trắng, thịt trắng như gà, hoặc các sản phẩm thay thế thịt.

Thịt đỏ

Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.

WHO đã phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A, nghĩa là "có thể gây ung thư cho người". Các chuyên gia của WHO cho rằng, thịt đỏ có mối liên quan nhiều nhất với bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, cũng có bằng chứng về mối liên hệ với cả ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.

Bạn có thể thay thế: Đổi thịt đỏ lấy đậu, thịt trắng hoặc cá.

Cá muối, dưa muối

Ướp muối là một phương pháp truyền thống để bảo quản thực phẩm - đặc biệt là cá và rau dưa - thường được sử dụng ở Đông Nam Á và Trung Quốc.

Phương pháp bảo quản này có thể gây ra các tác nhân gây ung thư cho người, do đó nó đã được WHO xếp vào danh sách gây ung thư Nhóm 1, giống như thịt đã qua chế biến và rượu.

Cá muối, dưa muối. Ảnh: Internet

Lựa chọn thay thế: Cá hoặc hải sản tươi sống như tôm, trai hoặc mực. Rau tươi xanh chế biến bằng cách hấp, luộc.

Đồ uống có cồn

Theo WHO, đồ uống có cồn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư khoang miệng, hầu họng, thanh quản, thực quản, gan và ung thư vú. Trong đó, rượu là loại đồ uống có cồn tỉ lệ gây ung thư cao nhất.

Rượu được xếp vào Nhóm 1 chất gây ung thư, có nghĩa là có đầy đủ bằng chứng về khả năng gây ung thư ở người.

Thức uống có cồn gây ung thư cần kiêng khem. Ảnh: Internet

Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Vì vậy, hãy thực hiện lựa >chọn thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt. Thường xuyên ăn các món luộc, hấp hơn là những món chiên, xào, nướng…

‎Tích cực >luyện tập thể dục thể thao

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản cho rằng, những ai thường xuyên hoạt động chân tay sẽ ít bị mắc các bệnh ung thư hơn so với những người chỉ quen ngồi một chỗ.

Những người đàn ông thuộc nhóm năng động nhất sẽ giảm 13% nguy cơ ung thư so với những người ít vận động tay chân nhất. Phụ nữ hoạt động nhiều cũng giảm được 16% nguy cơ so với những ai lười vận động.

Không hút thuốc, tránh xa khói thuốc

Tiếp xúc với khói thuốc gián tiếp làm tăng nguy cơ bệnh phổi, bao gồm ung thư phổi, bệnh mạch vành và đau tim. Ngay cả khi bạn không hút thuốc lá, việc tiếp xúc với thuốc lá một cách thụ động cũng khiến bạn có nguy cơ bị ung thư cao.

Thực hiện tầm soát ung thư tổng quát định kỳ

‎Đa phần các ca bệnh ung thư khi được phát hiện đã đến giai đoạn cuối vì người bệnh chỉ đi khám khi có các triệu chứng cụ thể. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ giúp phát hiện ra bệnh ngay cả khi chưa có biểu hiện nào.

‎Ngày nay, với sự tiến bộ của y học giúp giảm các nguy cơ khi tầm soát ung thư, các bác sĩ chuyên môn khuyến nghị mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Đặc biệt là với những nhóm người có nguy cơ bị ung thư cao: người hút thuốc lá, người bị các bệnh mạn tính, người có người thân bị ung thư, người béo phì…

 

My My (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe