Mâm cơm ngày Tết khá nhiều món chiên, xào, giàu đạm, người bệnh rối loạn mỡ máu cần chú ý đến không ăn nhiều thực phẩm nhiều béo, không ăn quá no, tránh thừa năng lượng.
Mâm cơm ngày Tết mọi người thường chuẩn bị nhiều món ăn, cầu kỳ hơn những ngày bình thường, các món xào, chiên, rán, nướng khi dùng nhiều dầu mỡ thường rất hấp dẫn. Chính vì ngon miệng, mọi người thường ăn khá nhiều, trong khi ăn nhiều lượng chất béo, dầu mỡ khi chiên rán ở nhiệt độ cao, sử dụng nhiều lần làm thay đổi chất lượng do bị biến đổi cấu trúc không có lợi cho >sức khỏe.
Một số món xào sử dụng tim, gan, cật làm lượng Cholesterol máu tăng cao. Ngoài ra có rất nhiều món ăn nhiều mỡ động vật như canh măng nấu chân giò, thịt đông, giò thủ (giò xào)...
Người rối loạn mỡ máu nên chú ý đến không ăn nhiều thực phẩm nhiều béo, không ăn quá no, tránh thừa năng lượng. Khuyến khích ăn các món rau, món nộm, hoặc các loại rau làm salad trộn. Bát canh bóng nấu thêm nhiều loại rau như su hào, cà rốt, súp lơ làm chân tẩy, nấu nước dùng ít béo, thêm chút tôm, giò nạc, cũng là món ăn tốt cho sức khỏe.
Trong việc điều trị các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mỡ máu, để có thể giảm được lượng cholesterol thì chế độ >dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà người bệnh cần phải tuân thủ theo. Các nguyên tắc về chế độ ăn sau đây sẽ giúp người bị mỡ máu tránh được những nguy cơ mỡ máu tăng:
- Giảm lượng cholesterol ăn vào bằng cách không ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, phủ tạng động vật, óc, lòng đỏ trứng, hải sản nhất là gạch cua, gạch tôm…
- Hạn chế chất béo chứa nhiều acid béo no (mỡ động vật, bơ, thịt ba chỉ, tóp mỡ…). Tăng cường các acid béo không no như: dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè…
- Cần ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ các vitamin, chất khoáng và chất xơ.
- Tăng lượng đạm bằng cách ăn thịt nạc: thịt lợn thăn, cá, bò nạc. Nên ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành: đậu phụ, sữa đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavon làm giảm đáng kể nồng độ mỡ xấu.
- Sử dụng thức ăn là ngũ cốc kết hợp với khoai củ. Nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ, để cung cấp thêm chất xơ góp phần đào thải cholesterol trong cơ thể ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên ăn từ 10 - 20g/ngày.
Khẩu phần ăn hàng ngày nên chia làm nhiều bữa, mỗi bữa cách nhau 3 giờ và phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, tăng rau xanh và trái cây ít ngọt.
- Chế độ vận động hợp lý như đi bộ, bơi.
- Xét nghiệm theo dõi chỉ số mỡ máu định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng.