Chế độ ăn cho người tăng huyết áp là một nhân tố quan trọng giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, làm giảm được các biến chứng nguy hiểm và hạn chế nguy cơ tử vong xảy ra. Vì thế, khi mắc căn bệnh này bạn cần chú ý hơn đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới mỗi năm số người chết do bệnh tim mạch, tăng huyết áp cao gấp 4 lần so với số người chết do 3 bệnh nguy hiểm khác cộng lại: HIV, sốt rét, lao phổi… Nguyên nhân là do áp lực tâm lý xã hội, chế độ ăn (ăn mặn, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích như nước chè, cà phê, thuốc lá...) dẫn đến tăng huyết áp, đột quỵ. Chính vì vậy, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn cho người tăng huyết áp một cách hợp lý, bệnh tình sẽ có những chuyển biến tích cực.
Chế độ ăn cho người cao huyết áp cần phải đảm bảo >dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ chất để tim mạch hoạt động tốt, tránh vữa xơ động mạch, cholesterol máu cao, tiểu đường, suy gan, thận... Để làm được điều này, bạn cần duy trì 35Kcal/Kg cân nặng/ngày, bổ sung đầy đủ:
+ Chất đạm (protein): 0.8 – 1 g/kg cân nặng/ngày. Bạn hãy bổ sung chất này thông qua các loại thức ăn như cá, thịt nạc của gia súc gia cầm như thịt trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan ngỗng... Bên cạnh đó, bổ sung thêm đạm thực vật qua các sản phẩm đậu nành, đậu đen, đậu xanh, vừng, lạc... Tuy nhiên, nếu bạn mắc chứng suy thận thì cần giảm xuống 0,4 – 0,6 g protein/kg cân nặng/ngày.
+ Chất đường bột: Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, cần ăn đủ theo nhu cầu, tránh ăn quá nhiều gây tăng cân, cũng không nên ăn quá ít gây suy dinh dưỡng. Do đó, thực đơn cho người cao huyết áp cần phải bổ sung chất này một cách khoa học thông qua các loại thực phẩm như gạo tẻ, gạo nếp, khoai củ… Đồng thời ngũ cốc cho người cao huyết áp hãy ưu tiên những loại ngũ cốc nguyên cám để cung cấp cho người bệnh đầy đủ khoáng chất, vitamin và chất xơ đáng kể cho cơ thể.
+ Chất béo (lipid): Chiếm 15 – 20% năng lượng cơ thể cần, vì thế chế độ ăn cho người tăng huyết áp cần bổ sung đầy đủ chất này thông qua cá, đậu tương, lạc, vừng… Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, ăn ít trứng.
+ Rau và trái cây: Đối với những người bị cao huyết áp thì rau và trái cây là những thức ăn vô cùng cần thiết, tốt cho >sức khỏe vì chúng chứa nhiều kali và hầu như không có natri. Bên cạnh đó, rau và trái cây cũng chứa một lượng lớn vitamin thiên nhiên và chất chống oxy hóa, góp phần chống lão hóa, cần thiết cho hoạt động tiêu hóa và giúp thải trừ cholesterol ra ngoài... nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bị cao huyết áp.
+ Các muối khoáng: Muối Natri là kẻ thù của bệnh cao huyết áp, gây mất nước tế nào, co mạch, tăng sức cản ngoại vi lên thành mạch, dẫn đến suy tim, suy thận và tử vong. Chính vì vậy, chế độ ăn có muối dành cho người cao huyết áp không vượt quá 5g/ngày bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm. Ngoài ra, người bệnh không nên dùng các loại gia vị như ớt, hạt tiêu vì gây kích thích thần kinh làm tăng huyết áp.
Thông thường, bệnh tiểu đường và cao huyết áp dễ dàng mắc phải cùng lúc. Chính vì vậy, bạn phải thật chú ý trong quá trình ăn uống, cần xây dựng chế độ ăn cho phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng, an toàn cho sức khỏe.
Do đó, khi xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường và cao huyết áp bạn cần chú ý một số điều sau đây:
+ Giảm lượng đường và lượng muối trong chế biến các món ăn.
+ Các món ăn cho người cao huyết áp cần hạn chế dùng mỡ từ động vật, dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Thay vào đó nên dùng các loại dầu thực vật trừ dầu dừa, dầu cọ.
+ Ăn thực phẩm với số lượng vừa phải, chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn trong ngày. Ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn quá nhiều hoặc để tình trạng quá đói.
+ Giảm cholesterol trong bữa ăn để không gây tổn hại cho cơ thể.
+ Protein: Nên ăn những loại thực phẩm chứa protein dễ hấp thụ để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Do đó, người bị tiểu đường tăng huyết áp nên dùng các thực phẩm như:
+Gạo tẻ, gạo nếp, khoai lang, khoai sọ, khoai tây, các loại đậu đỗ, lạc, vừng.
+ Sữa đậu tương, sữa chua, các loại sữa bột tách bơ, khi uống sữa nên cho ít đường.
+ Thịt gia cầm, thịt lợn nạc.
+ Các loại cá, tôm, cua.
+ Trứng ăn 1 -2 quả/tuần.
+ Các loại rau xanh: rau ngót, rau muống, rau cần, các loại rau cải, rau dền, bầu bí, mướp, giá đỗ... cùng các loại quả chín như chuối, đu đủ, cam, quýt, táo, dưa hấu, dưa chuột, cà chua...
Những loại thực phẩm này có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh, kiểm soát cân nặng và giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Mục đích của thực đơn ăn kiêng cho người cao huyết áp là cung cấp đủ nhu cầu về năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ kiểm soát huyết áp, kiểm soát mỡ máu, kiểm soát cân nặng, phòng ngừa biến chứng. Do đó, người bệnh không cần phải kiêng khem quá mức, hãy tham khảo thực đơn mẫu trong 1 ngày sau đây:
Bữa sáng (6h30- 7h00)
Phở bò, Bánh phở:180g; Thịt bò 40g; Dầu ăn 5g.
Buổi trưa (11h30-12h00)
Bữa chiều (17h30-18h)
Lúc nào chế độ ăn uống với người huyết áp cao cũng phải đạt năng lượng: 1600- 1700 Kcal; Protein: 60- 65g, Lipid: 33- 35g, để đảm bảo dinh dưỡng cân bằng, giữ cân nặng hợp lý, không bị gia tăng đường huyết hay các bệnh như tim mạch, thận, phổi… để tránh làm tăng huyết áp.
Người bệnh cũng nên đi thăm khám thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ ăn cho người tăng huyết áp phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng, cũng như các phương thức >luyện tập khoa học. Theo đó, dinh dưỡng và vận động có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình điều trị tăng huyết áp.
Vì vậy, không chỉ cần chú ý đến dinh dưỡng, mà hàng ngày bạn cũng nên vận động nhẹ nhàng, hãy đi bộ để giúp giảm áp lực trong máu và tim sử dụng được nhiều oxy hơn gấp 4 đến 5 lần so với bình thường. Việc đi bộ đều đặn mỗi ngày từ 15 đến 30 phút sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và những biến chứng do cao huyết áp gây ra. Bên cạnh đó cần dành 10 phút vào mỗi tối hoặc sáng để hít thở, hít thở càng sâu càng tốt. Ngoài ra nếu có điều kiện, người bệnh nên tham gia thêm một lớp học yoga, để giúp cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh, đẩy lùi được các tác nhân gây ra bệnh.
>>> Xem thêm:
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp - Bạn đã biết chưa?
- Người huyết áp thấp nên ăn gì để tăng huyết áp?
Hy vọng với những thông tin trên đây phần nào đã giúp các bạn xây dựng được chế độ ăn cho người tăng huyết áp một cách khoa học để hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh có thể sống vui, >sống khỏe mỗi ngày.