Anh Lâm (người Trung Quốc) lúc đi khám bệnh thì được chẩn đoán mắc ung thư gan ở giai đoạn cuối. Mặc dù anh không hề hút thuốc hay uống rượu bia nhưng chỉ vì thường làm 3 thói quen sinh hoạt dưới đây mà anh đã mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Anh Lâm (33 tuổi) thường xuyên cảm thấy đau tức vùng bụng trên trong suốt một năm qua. Vì bận công việc nên dù đau, anh cũng không quan tâm nhiều, chỉ thỉnh thoảng uống thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, bụng của anh Lâm lại ngày càng đau và tần suất đau tăng lên nhiều lên. Anh thậm chí còn thường xuyên cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi, điều này làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của anh. Do đó, anh Lâm đã quyết định đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ. Sau khi kiểm tra chi tiết, anh Lâm không ngờ mình đã mắc >ung thư gan giai đoạn cuối.
Anh Lâm không thể tin được kết quả này và tâm sự với bác sĩ rằng mình không có thói quen xấu nào như hút thuốc, uống rượu, gia đình cũng chẳng ai có tiền sử mắc bệnh gan, sao lại đột ngột bị ung thư gan giai đoạn cuối?
Sau khi tìm hiểu kĩ càng, anh mới biết chính cái tính tiết kiệm của mình đã khiến anh mắc phải căn bệnh quái ác này. Anh Lâm xuất thân trong hoàn cảnh khó khăn, sau khi tốt nghiệp Đại học thì phải tự bươn chải lên sống ở thành phố lớn và cố gắng tích tiền mua nhà. Để tiết kiệm tiền, anh sống có phần tằn tiện, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Anh chia sẻ rằng, mình thường xuyên duy trì 3 thói quen vô cùng tai hại sau đây:
1. Không ăn rau quả tươi
Anh Lâm ít khi mua rau quả tươi để ăn. Mỗi khi chợ sắp đóng cửa thì hay mua trái cây giảm giá, có khi để ở nhà vài ngày sắp thối thì cắt đi và ăn nốt phần còn lại.
Trái cây và rau quả giảm giá không đảm bảo an toàn, chất lượng vì nhiều khi chúng đã bị thối, hỏng. Ví dụ như quả táo bị hỏng, mặc dù đã cắt bỏ phần thối nhưng nấm mốc lúc đó đã bao phủ toàn bộ quả táo mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Nấm mốc chính là một trong những "thủ phạm" gây ung thư và khiến nguy cơ mắc ung thư tăng cao hơn khi tiêu thụ thường xuyên.
2. Dùng dầu ăn tích trữ đã lâu
Anh Lâm sống một mình, để đỡ rắc rối nên thường tích trữ dầu, thời gian sử dụng có khi hơn nửa năm.
Dầu ăn anh hay dùng được làm từ gạo nên rất dễ bị mốc, từ đó sinh ra độc tố aflatoxin. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất độc này trong thời gian dài cũng dễ gây ung thư. Dầu ăn được khuyến cáo nên sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. Sau khi mở nắp, dầu sẽ bị oxy hoá, để lâu có mùi rất gắt mũi, tức là nó đã xuất hiện độc tố aflatoxin.
3. Ăn thức ăn thừa mỗi ngày
Vì sống ở nhà một mình nên thức ăn mua về thường còn thừa khá nhều. Anh Lâm không vứt bỏ mà tiết kiệm bằng cách cất vào tủ lạnh để ăn trong những ngày kế tiếp.
Tuy nhiên, rau có chứa nitrat, nếu để lâu, vi khuẩn sẽ phát triển và chuyển hoá nitrat thành nitrit gây hại cho cơ thể. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy thời gian bảo quản càng lâu thì hàm lượng nitrit càng cao. Nếu ăn thức ăn thừa trong thời gian dài sẽ làm lượng nitrit hấp thụ nhiều gây hại cho cơ thể và làm tăng nguy cơ cao mắc ung thư.
Ngoài ra, anh Lâm đã có triệu chứng từ lâu nhưng không đi kiểm tra nên bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng.
Thực tế, ung thư gan trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Mặc dù không có biểu hiện rõ ràng nhưng cũng có một số dấu hiệu có thể nhận biết sớm, đặc biệt đối với những người có tiền sử mắc bệnh gan:
- Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi.
- Buồn nôn, nôn.
- Chướng và đau bụng trên: thường có những cơn đau âm ỉ, cơn đau có thể lan sang cả vai phải.
- Vàng da: chức năng gan suy giảm, chuyển hoá bilirubin bất thường sẽ khiến da toàn thân bị vàng, đặc biệt là vùng mắt.
- Ngứa da.
- Đi ngoài ra phân trắng.