Dị ứng thực phẩm có thể gây nên những phiền toái đáng sợ như nổi mề đay, ngứa ngáy, khó chịu khắp người, thậm chí gây nên những thương tổn cho làn da. Làm thế nào để sơ cứu đúng cách kịp thời?
Dị ứng thực phẩm – Nỗi ám ảnh trong cuộc sống hiện đại
Với sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm, rất nhiều món ăn mới được ra đời nhằm đáp ứng khẩu vị đa dạng cùng nhu cầu thưởng thức của nhiều người. Thực phẩm mới có thể rất ngon miệng và bổ dưỡng nhưng đó đôi khi cũng là con dao 2 lưỡi. Đối với nhiều người rất có thể phải đối đầu với chứng >dị ứng thực phẩm ngay sau khi ăn hoặc vài giờ sau khi tiêu thụ.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6 - 8% ước tính của trẻ em dưới 3 tuổi, và khoảng 4% người lớn. Dị ứng thực phẩm rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng không dung nạp thức ăn, cũng tạo sự khó chịu với người bệnh. Không dung nạp thức ăn là tình trạng >sức khỏe ít nghiêm trọng, không liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến 6 - 8% ước tính của trẻ em dưới 3 tuổi, và khoảng 4% người lớn.
Hiện nay, mùa đi biển đang diễn ra, nhiều người rất có thể mắc phải chứng dị ứng do ăn hải sản, đồ ăn lạ… trong các chuyến đi chơi, đi du lịch. Do đó, việc ăn uống làm sao để tránh ngộ độc, tránh bị dị ứng, hoặc khi bị dị ứng thực phẩm phải làm thế nào là những vấn đề chúng ta cần tự trau dồi kỹ năng sống để bảo vệ chính mình và người thân.
Theo PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm), với những loại thức ăn khác nhau sẽ gây ra tình trạng dị ứng cho từng lứa tuổi khác nhau. Trong đó, sữa, trứng gà và đậu phộng là tác nhân gây dị ứng hàng đầu cho trẻ em. Đồ hải sản như nghêu sò, cá biển… thì hay gây dị ứng cho người lớn.
"Thông thường, dị ứng thực phẩm thường xảy ra ngay trong lần đầu tiên ăn. Biểu hiện của dị ứng thực phẩm là nổi mề đay ở da, đỏ bừng mặt, phù mạch, nếu bị bệnh chàm thì tình trạng sẽ trở nên nặng nề hơn", PGS.TS Trần Đáng cho biết.
Với những loại thức ăn khác nhau sẽ gây ra tình trạng dị ứng cho từng lứa tuổi khác nhau.
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị dị ứng thực phẩm nặng hơn thì sẽ có thêm những biểu hiện như nôn ói, đau quặn bụng, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với tình trạng rối loạn tiêu hóa hay nhiễm độc thức ăn. Các biểu hiện về hô hấp thường nặng hơn như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản dạng hen và phù nề thanh quản gây khó thở nhiều khi rất dữ dội. Nặng hơn nữa, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ, tử vong nhanh chóng.
Trong một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có biểu hiện mơ hồ như chán ghét thức ăn, thay đổi khí sắc sau khi ăn. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, lâu ngày dẫn đến suy >dinh dưỡng. Do đó, cha mẹ cần hết sức chú ý để đưa con đi thăm khám bác sĩ dinh dưỡng, tránh để lâu ngày sẽ rất nguy hiểm.
Sơ cứu đúng cách khi bị dị ứng thực phẩm, tránh biến chứng nguy hiểm
Theo PGS.TS Trần Đáng, nếu phát hiện nạn nhân có những biểu hiện của dị ứng thực phẩm, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:
- Dừng ngay thực phẩm đang dùng để tránh biến chứng có thể xảy ra.
- Lấy một thìa bột vitamin C hòa chung với một ly nước và uống. Nếu tình trạng không suy giảm sau 15 phút cần nhanh chóng dùng các thuốc chống axít như maalox, kreamin-S.
- Sau bước này tình trạng dị ứng thực phẩm vẫn không thuyên giảm thì bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của dị ứng thực phẩm là nổi mề đay ở da, đỏ bừng mặt, phù mạch, nếu bị bệnh chàm thì tình trạng sẽ trở nên nặng nề hơn.
- Nếu các triệu chứng bệnh thuyên giảm, ngay lập tức cần liệt kê những thực phẩm bạn đã ăn trong ngày để tìm ra thực phẩm gây dị ứng, từ đó tránh ăn để phòng ngừa bệnh tái phát.
Lưu ý: Với người có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa >chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để có thể tự điều trị kịp thời. Để phòng tránh dị ứng thực phẩm cần hết sức cẩn trọng khi có ý định ăn thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, hải sản, bơ lạc, đậu phộng, cẩn trọng thực phẩm gây dị ứng, mề đay...