Cây dừa cạn được biết đến là một loại cây cảnh có hoa đa sắc rất đẹp. Tuy nhiên, cây dừa cạn trị bệnh gì, tác dụng ra sao đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.
Cây dừa cạn trị bệnh gì là chủ đề của bài viết ngày hôm nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây. Ngoài cho hoa đẹp thì ít người biết dừa cạn còn là loại dược liệu quý có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là ung thư máu.
Loại cây này còn có tên khác là hoa dừa cạn, cây rau dừa cạn, cây bông dừa cạn, trường xuân, hoa hải đằng,... Tên khoa học của chúng là: Catharanthus roseus.
Có 2 giống cây dừa cạn là: cây hoa dừa cạn rủ và cây hoa dừa cạn đứng.
Đây là loại cây thân thảo, cao trung bình 30-80cm, thường mọc thành từng bụi. Lá cây có màu xanh đậm, không có lông, hình trứng, gân nổi rõ ở mặt trên lá. Hoa dừa cạn thường có nhiều màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là màu hồng và trắng.
Dừa cạn đứng thường mọc hoang hoặc được người dân trồng trong các chậu cây cảnh. Đây là loại có sức sống mạnh và chống chịu được sâu bệnh tốt. Ngược lại, loại buông rủ thì cho nhiều hoa hơn nên thường được dùng để trang trí như: treo lên tường nhà, hàng rào hoặc dễ thấy trong nhiều quán cà phê.
Cây rau dừa cạn thường mọc hoang ở ven đường, trên các bãi cát, chân tường rào,... thậm chí nó còn mọc xen trong chậu của các cây kiểng khác,... Chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ngày nay, nó được tìm thấy ở nhiều nước như Mỹ, Brazil, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippine,...
Ở nước ta, loại hoa này thường được trồng nhiều tại các tỉnh như Đà nẵng, Nghệ An, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre,... và sử dụng làm dược liệu ở nhiều tỉnh thành khác.
Bộ phận làm thuốc: Cả cây, bao gồm rễ, thân, lá.
Cách chế biến thành thuốc: Sau khi thu hái về, bạn mang dừa cạn đi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất cát. Có thể để nguyên cây hoặc chặt khúc đem phơi khô. Để bảo quản tốt thì nên cho vào túi nilon và sử dụng dần, thỉnh thoảng đem ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.
Cây rau dừa cạn có tính mát, vị đắng, công dụng hoạt huyết, tiêu viêm, hạ huyết áp, trừ thũng,...
Thành phần hóa học của cây bao gồm: vincristin, vinblastin, vindolin, vincosid, prinin, catharanthin, tetrahydroalstonin,... Từ thân, rễ và lá dừa cạn, người ta chiết xuất ra được các hợp chất quan trọng như: anthocyanic, sắc tố flavonoid, acid pyrocatechic - Đây đều là những thành phần hóa học chính để bào chế thuốc trị ung thư, cao huyết áp, tiểu đường.
Đây là loại cây không chỉ dùng để trang trí, làm cảnh, mà nó còn có rất nhiều công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý thường gặp như:
- Điều trị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều ung thư rất hữu hiệu, đặc biệt là ung thư máu.
- Giúp ăn ngon, ngủ sâu hơn.
- Hỗ trợ hạ huyết áp, giúp an thần.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.
Chi tiết những tác dụng chữa bệnh của cây dừa cạn
Trong bông dừa cạn rất giàu alkaloid, nó có tác dụng ức chế sự phân bào, từ đó giúp ngăn chặn tình trạng tăng bạch cầu ở bệnh nhân ung thư máu.
Vì thế, chiết xuất từ hoa dừa cạn là giải pháp để điều trị ung thư máu có thể được xem xét bằng nhiều nghiên cứu của y học hiện đại trong tương lai. Đây có thể trở thành vị cứu tinh của nhiều bệnh nhân ung thư máu.
Sử dụng 25g dừa cạn khô, 25g cây xạ đen. Sắc tất cả nguyên liệu với 700ml, đun nhỏ lửa còn 300ml. Chờ thuốc nguội rồi chia nhỏ ra uống làm 3 lần và dùng hết trong ngày. Mỗi ngày sử dụng 1 thang sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Bạn nên kiên trì sử dụng từ 3-6 tháng thì mới có kết quả. Với những bệnh nhân bị nặng thì cần sắc thuốc đặc hơn.
Đối với bệnh viêm gan, xơ gan thì chiết xuất từ cây dừa cạn có tác dụng giúp phục hồi các tế bào gan bị tổn thương, giúp hồi phục chức năng gan nhanh chóng.
Để chữa viêm gan hiệu quả, bạn cần có bài thuốc để phối hợp nhiều vị từ rau dừa cạn, cà gai leo, diệp hạ châu và cây xạ đen. Uống nước cây dừa cạn thường xuyên sẽ giúp cho bạn có một lá gan khỏe mạnh.
Dùng 50g dừa cạn, 30g cà gai leo, 30g cây an xoa. Sắc các nguyên liệu với 1 lít nước, đun cạn còn 1 chén thuốc và để nguội uống trong ngày.
Người bị bệnh gan nên dùng bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng để thấy tác dụng. Bạn sẽ không còn thấy đau ở hạ sườn phải, tăng cân trở lại nhờ ăn uống ngon miệng hơn. Từ tháng thứ 2 tháng trở đi thì chức năng gan sẽ hồi phục tốt, trả lại cho bạn lá gan khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu gần đây thì chất dịch chiết xuất từ lá dừa cạn có khả năng hỗ trợ điều chỉnh huyết áp rất tốt. Các bệnh nhân cao huyết áp trong thử nghiệm đã uống nước sắc từ loại cây này. Và kết quả là chỉ số huyết áp của các bệnh nhân giảm đi đáng kể chỉ sau 1 tuần sử dụng.
Lấy 150g dừa cạn khô, 100g lá đinh lăng, 150g cam thảo đất, 100g cây cỏ xước, 100g đỗ trọng, 100g chi tử và 50g hoa hòe. Mang sao vàng các vị thuốc như trà và bảo quản chúng trong hộp kín để dùng dần.
Mỗi ngày nên hãm 30g uống thay nước. Nếu kiên trì dùng thì huyết áp sẽ ổn định, người bình thường uống thường xuyên cũng giúp phòng tránh căn bệnh này.
Việc đầu tiên cần làm sau khi bị bỏng là làm mát vết thương dưới vòi nước. Sau đó, bạn hãy hái một nắm lá dừa cạn tươi, mang đi rửa sạch và giã nát rồi đắp lên vết thương. Duy trì đều đặn mỗi ngày 3 lần thì chỗ bỏng sẽ nhanh chóng lành lại. Lưu ý là không nên thoa bất kỳ thứ gì lên chỗ bỏng để tránh bị nhiễm trùng.
Cây rau dừa cạn kết hợp với lá vông nem và hạt muồng (thảo quyết minh) có thể chữa mất ngủ rất tốt. Đây là bài thuốc phù hợp với người thường xuyên ngủ không ngon giấc, ngủ hay giật mình.
Chuẩn bị 30g thân, lá dừa cạn; hạt muồng, lá vông nem mỗi vị 20g. Mang các vị thuốc đi sắc và uống trước khi ngủ 30 phút. Đảm bảo, giấc ngủ của bạn sẽ ngon, sâu hơn.
Những người có chỉ số đường huyết cao nên sử dụng thân, lá, rễ của cây dừa cạn 200g, dây thìa canh 100g và mang đi sắc uống. Bài thuốc này sẽ giúp hỗ trợ giảm đường huyết rất tốt. Nên sử dụng ngày 2 lần sau bữa ăn.
Người muốn phòng tránh tiểu đường có thể dùng liều lượng nhẹ hơn, giảm xuống còn 25g mỗi vị, sắc nước loãng và uống hằng ngày.
Một công dụng nữa rất hay của cây hoa dừa cạn mà ít người biết đến đó chính là chữa rong kinh. Bạn sử dụng cây khô sao vàng, sau đó sắc lấy nước uống giúp sạch hẳn kinh nguyệt trong chu kỳ. Chị em nên uống liên tục từ 3-5 ngày để thấy hiệu quả nhanh chóng. Lưu ý, tốt nhất nên sao vàng cả cây gồm thân, lá rễ và không cần hạ thổ.
>>> Xem thêm:
- Cây rau mương trị bệnh gì không phải ai cũng biết
- Bạn có biết: Cây cỏ xước trị bệnh gì không?
Đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi nhận các tác dụng phụ của loại cây này. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây vẫn nên lưu ý:
- Người có huyết áp thấp cần cẩn thận khi sử dụng, vì cây dừa cạn có tác dụng làm hạ huyết áp.
- Phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng không nên sử dụng vị thuốc này, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
- Không sử dụng quá liều lượng được chỉ định.
- Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên dùng cây dừa cạn.
Hy vọng bài viết trên đã giúp độc giả biết được cây dừa cạn trị bệnh gì cũng như biết cách kết hợp chúng với các dược liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và an toàn cho >sức khỏe.