Tuy cây cỏ xước không đắt tiền nhưng lại là thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Vậy cây cỏ xước có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết dưới đây.
Cây cỏ xước mọc khá nhiều ở nước ta nhưng cây cỏ xước có tác dụng gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho độc giả thông tin về công dụng cũng như cách dùng cây cỏ xước để hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Loại dược liệu này trên thực tế chẳng mấy xa lạ đối với người dân ở khu vực nông thôn. Cây cỏ xước có thân thảo, là loại cây sống lâu năm trong tự nhiên. Chúng có thân mềm, cao tới gần 1m, lá hình trứng, mọc đối, mép lá lượn sóng.
Hoa của cây cỏ xước thường mọc thành bông ở ngọn, độ dài trung bình khoảng 20-30 cm. Quả mỏng, hình túi, hạt có hình thù khá giống với quả trứng.
Người ta thường sử dụng tất cả các bộ phận của cây cỏ xước để làm thuốc, kể cả rễ. Sau khi thu hoạch, chúng được mang đi rửa sạch, cắt ngắn, có thể dùng tươi hoặc dùng khô tùy vào mục đích chữa bệnh.
Thành phần hóa học của cây cỏ xước: 81.9% nước, 9.2% glucid, 3.7% protid, 2.9% xơ, 2.6% caroten, 2.3% tro, 2.0% vitamin C. Riêng trong rễ cỏ xước có chứa oleanolic, còn trong hạt thì chứa saponin 2% và hentriacontane.
Từ thân, lá, hoa cho đến rễ của cây cỏ xước đều có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh. Thường thì người ta sẽ thu hoạch cây vào mùa hè, sau đó đem về rửa sạch và dùng làm thuốc. Trong Đông Y ghi chép rằng cây cỏ xước có tính mát, vị chua, đắng nhẹ. Vì thế loại này rất có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Bổ gan, làm mạnh gân cốt.
- Chống viêm tốt ở giai đoạn cấp và mạn tính.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: phong tê thấp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý cột sống khác.
- Một số tác dụng khác của cỏ xước là: Trị cảm cúm, sốt rét, sổ mũi. Một số bệnh về đường nước tiểu như tiểu rắt, tiểu buốt. Chữa các bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, rong kinh, kinh nguyệt không đều.
Theo các tài liệu ghi chép thì mặc dù hoàn toàn không gây ra bất kỳ biến chứng nào khi sử dụng nhưng với một số bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày thì khi sử dụng cây cỏ xước nên chú ý hơn.
Bởi vì, nếu không sử dụng đúng cách cùng liều lượng hợp lý thì rất có thể người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy hay đi ngoài kéo dài.
Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định cũng như hướng dẫn cặn kẽ của thầy thuốc nếu không muốn gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Đây là loại dược liệu thường mọc hoang ở ven đường, đặc biệt ưa thích những khu đất ẩm,… Ngày nay, các tác dụng thần kỳ của loại thảo dược này dần được con người khám phá.
Do đó, nhiều địa phương cũng đã lên phương án quy hoạch để trồng chúng thành những khu vực nhất định và sản xuất dược liệu chăm sóc >sức khỏe. Không những mang lại hiệu quả to lớn về mặt lợi ích kinh tế mà cây cỏ xước còn có vô số công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo các tài liệu y khoa thì cây cỏ xước có 4 loại chính, đó là:
- Cỏ xước Ấn Độ
- Cỏ xước lông trắng
- Cỏ cước xù xì
- Cỏ xước màu xám đỏ
Trong đó, cây cỏ xước lông trắng là loại phổ biến và thường gặp nhất. Người dân nước ta thường sử dụng loại cây này để điều chế thuốc.
Tùy vào từng khu vực địa lý mà sẽ có từng loại cây cỏ xước khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp loại cây này ở nhiều tỉnh trải dài từ Bắc vào Nam. Đặc biệt là các vùng có đặc điểm khí hậu thuận lợi như các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên, Lào Cai hay các tỉnh ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Chuẩn bị nguyên liệu: 15g cỏ xước, 15g mộc thông, 15g cỏ tháp bút, 15g mã đề, 5g rễ cỏ tranh, 15g sinh địa.
Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và sắc lấy nước uống với bột hoạt thạch. Nên sử dụng 3 lần/ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cây cỏ xước, 30g đơn buốt.
Cách thực hiện: Mang tất cả nguyên liệu đi sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia ra uống từ 2-3 lần/ngày.
Trong dân gian, người ta thường lưu truyền rất nhiều bài thuốc dùng để bào chế thuốc chữa bệnh từ cây cỏ xước như: chữa thoát vị đĩa đệm, chữa thoái hóa cột sống, trị thoái hóa đốt sống cổ, trị gai cột sống, chữa đau thần kinh tọa, chữa viêm khớp, thoái hóa khớp và nhiều bệnh lý tổn thương cột sống khác.
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g rễ cỏ xước, 12g độc hoạt, 16g tang ký sinh, 8g quế chi, 6g cam thảo.
Cách thực hiện: Mang tất cả thảo dược đi sắc thành thuốc. Nên sử dụng 3 lần/ngày, một liệu trình nên kéo dài 10-15 ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: 16g cỏ xước, 12g hy thiêm, 12 hạt muồng sao vàng, 10g nấm mèo, 20g cỏ mực, 16g đương quy.
Cách thực hiện: mang các dược liệu trên đi sắc thành thuốc, khi uống dùng với bã nấm mèo. Nên sử dụng 3 lần/ngày và uống liên tục trong 20-30 ngày để mau khỏi bệnh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 30g rễ có xước, 15g mã đề, 15g rễ cỏ tranh.
Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu thành thuốc, sau đó chia ra uống làm 3 lần/ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: cỏ xước khô 23g, rễ gai 23g, ích mẫu 15g. Đem tất cả đi sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia đều 2-3 lần uống trong ngày, nên sử dụng thuốc sau khi ăn. Một liệu trình nên kéo dài trong 2 tuần.
Chuẩn bị nguyên liệu: cây cỏ xước 17g, hạt muồng 13g, hy thiêm 12g, xuyên khung 15g, đương quy 17g, nấm mèo 9g, cỏ mực 21g. Đem tất cả đi sắc uống trong 1 tháng. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang và chia đều làm 2-3 lần uống.
Quai bị là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
Bạn có thể sử dụng cỏ xước rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước và súc miệng thường xuyên. Nếu bị bên ngoài thì dùng thảo dược đắp lên chỗ bị tổn thương.
Các thức ăn nhanh được sử dụng rất nhiều trong thời buổi hiện đại khiến cơ thể dễ bị nóng bức khiến, nhiều vùng da bị sưng đỏ, lở loét.
Để chữa trị hết căn bệnh này, bạn có thể sử dụng một nắm cỏ xước sắc nước để ngậm hoặc uống. Ngoài ra, còn cách khác là tẩm rượu để nhai. Sau một thời gian, các vết lở loét sẽ lành lại nhanh chóng.
>>> Xem thêm:
- Công dụng của cây cỏ máu với sức khỏe? Cỏ máu trị bệnh gì?
- Có nên dùng cây cỏ mực chữa suy thận không?
Ngoài công dụng chữa bệnh thì bạn còn có thể sử dụng cây cỏ xước trong việc >làm đẹp cho chị em phụ nữ, chúng phù hợp với mọi loại da và không gây ra các tác dụng phụ trên da.
Chuẩn bị nguyên liệu: lá cỏ xước
Cách thực hiện: Rửa sạch lá, sau đó mang đi giã nhỏ và đắp lên mặt trong 20-30 phút/ngày để các dưỡng chất có trong cỏ xước được thẩm thấu vào da, cuối cùng rửa sạch mặt với nước ấm. Nên sử dụng 2 lần/tuần trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả cao hơn.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp giải đáp được thắc mắc cây cỏ xước có tác dụng gì. Bên cạnh đó cũng giúp bạn biết cách sử dụng loại thảo dược này đúng cách với liều lượng hợp lý để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình.