Cây chìa vôi được biết đến với công dụng cải thiện đau nhức, chữa thoát vị đĩa đệm,... Cùng tìm hiểu Cây chìa vôi có tác dụng gì qua những chia sẻ chi tiết sau đây.

Lạ Đặng 13:49 15/10/2020

Cây chìa vôi có tác dụng gì? Cây chìa vôi là dược liệu được dùng đến trong nhiều bài thuốc dân gian từ lâu đời. Cây chìa vôi giúp cải thiện hiệu quả những cơn đau nhức, giúp phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh. 

Cây chìa vôi

1. Tìm hiểu chung cây chìa vôi

Cây chìa vôi thuộc họ Nho Vitaceae, có tên khoa học Cissus modeccoides. Những tên gọi khác của cây chìa vôi đó là bạch liêm, dây chìa vôi, bạch phấn đằng hay cây đau xương. Đây là thảo dược quý được dùng nhiều trong những bài thuốc dân gian, đặc biệt là chữa trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, đau nhức xương khớp,… Ngoài ra, nó còn được dùng để điều trị mụn nhọt, sưng nề, rắn cắn, ong đốt…

Đặc điểm cây chìa vôi như thế nào?

Cây chìa vôi là cây thân leo, màu xanh lục, không phân nhánh, có tua sợi, chiều dài trung bình từ 2-4m, mọc hoa vào mùa hè, ruột thân cây khi phơi khô như bột màu trắng. Lá mọc đơn, xẻ thùy, hình trái tim.

Cây chìa vôi là cây thân leo, màu xanh lục, không phân nhánh, có tua sợi

Có 3 loại:

+ Chìa vôi bò

+ Chìa vôi Java

+ Chìa vôi 4 cạnh

Mỗi loại cây chìa vôi có một công dụng và đặc điểm khác nhau, do đó, để sử dụng đạt hiệu quả và an toàn, cần nắm rõ các đặc tính dược lý của nó. Loại chìa vôi có lá hình tam giác và mọc so le nhau không có khả năng điều trị bệnh. Ở một số địa phương, cây chìa vôi được nhận biết dựa vào màu sắc và chia thành 2 loại: cây chìa vôi tím và cây chìa vôi trắng. Loại cây này được phân bố chủ yếu ở các gò đất, bụi, bờ suối, hoặc bờ nương rẫy.

Thu hái, chế biến

Thời điểm tốt nhất để thu hái cây chìa vôi đó là vào các tháng của mùa đông khi thời tiết lạnh. Tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, rễ, củ đều có thể dùng làm thuốc.

+ Sơ chế:

- Rửa sạch phần dây và lá đem, cắt ngắn, sao nóng và phơi khô.

- Phần củ rửa sạch đất cát và ngâm nước để qua đêm. Khi củ mềm, bạn thái thành các lát mỏng và đem đi phơi khô.

- Bảo quản dược liệu khô ở nơi khô ráo, thoáng mát. Cho vào các túi kín để tránh ẩm mốc và đặt ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp.

2. Công dụng của dây chìa vôi

+ Theo đông y

Cây chìa vôi là cây thân leo, màu xanh lục, không phân nhánh, có tua sợi

Dây: có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, hành huyết và tán kế. Chữa những bệnh gồm: hỗ trợ điều trị lở ngứa, đau xương khớp, giảm sưng hạch, ung nhọt và giải độc do bị rắn cắn…

Lá: có vị đắng, tính lạnh. Có hiệu quả tiêu thũng, giải độc, chữa ung nhọt, lở ngứa…

Củ: có vị đắng, hơi chua, tính bình. Hiệu quả tán huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu. Củ cây chìa vôi chữa hiệu quả các bệnh như bầm tụ máu, một số bệnh viêm nhiễm, sát trùng vết thương, trị phong tê thấp…

+ Theo khoa học

Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, cây chìa vôi có chứa các thành phần hóa học gồm saponin, hợp chất phenolic, acid hữu cơ, và các acid amin quan trọng khác. Trong loại cây này chứa: 5,4% glucid, 1,4% protid, 0,8% tro, 1,1% chất xơ, 1,5% carotene và lượng nhỏ vitamin C.

Tác dụng của cây chìa vôi:

+ Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như: lá chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm, chữa thoái hóa cột sống, xương khớp đau nhức, phong thấp, viêm khớp dạng thấp, chấn thương, bong gân…

+ Hỗ trợ điều trị một số bệnh về da như: lở ngứa, sưng nề, tụ máu, mụn nhọt, chai chân lên mắt cá, viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi, rắn cắn, ong đốt.

+ Hỗ trợ giảm đau bụng kinh.

+ Điều trị sỏi niệu quản.

Cây chìa vôi giúp chữa nhiều bệnh hiệu quả

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ chìa vôi

+ Bài thuốc chữa đau xương khớp

Đẩy lùi tình trạng đau xương khớp là tác dụng đặc trưng của dược liệu lá chìa vôi. Cách dùng cây chìa vôi chữa đau xương khớp sử dụng cũng khá đơn giản, dễ thực hiện và không tốn thời gian.

Chuẩn bị: 20g chìa vôi, 15g lá lốt.

Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị. Đem sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước rút còn 250ml. Chia thuốc để uống làm 3 lần/ngày, bắt buộc uống lúc còn ấm nóng.

Đẩy lùi tình trạng đau xương khớp là tác dụng đặc trưng của dược liệu lá chìa vôi

+ Bài thuốc từ cây chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm

Cách 1: Dạng uống

Chuẩn bị: 40g dây chìa vôi, 20g cây tầm gửi, 20g cỏ xước, 20g rau dền gai, 20g lá lốt.

Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi đem sắc cùng với 1000ml nước với lửa nhỏ. Đun đến còn khoảng 500ml thì tắt bếp. 

Chia thuốc thành 3 phần để uống trong ngày. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên dùng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng kiên trì trong ít nhất 1 tháng để đạt được hiệu quả.

Cây chìa vôi mang đến hiệu quả trong chữa thoát vị đĩa đệm

Cách 2: Dạng đắp

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, 1 thìa muối hạt.

Cách thực hiện: Rửa thật sạch dược liệu nằm loại bỏ lớp bột phấn dễ gây ngứa hoặc dị ứng cho người sử dụng. 

Tiếp theo, đem rang nóng lá cùng với muối trắng. Bọc hỗn hợp này lại bằng miếng vải và đắp trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Nên đắp với một lượng vừa phải để tránh bị bỏng. Thực hiện mỗi ngày vài lần, rang lại khi hỗn hợp trên bị nguội. Kiên trì sử dụng để đạt kết quả tốt nhất.

+ Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống

Nguyên liệu: 50g cây chìa vôi, 20g cẩu tích, 20g đương quy, 40g ngưu tất, 10g xuyên khung, 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu đã được rửa sạch, để ráo. Cho toàn bộ vào bình thủy tinh lớn rồi đổ ngập rượu trắng vào ngâm. Để nơi thông thoáng, ngâm khoảng trong 1 tuần là có thể đem ra sử dụng. Mỗi lần uống khoảng 20ml, 2 lần trong một ngày đến khi khỏi bệnh.

+ Chữa đau lưng, mỏi gối

Chuẩn bị: 20g chìa vôi, 15g lá lốt.

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên. Đem sắc cùng với 500ml nước với lửa nhỏ. Đun cho đến còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Dùng 3 lần/ngày và sử dụng hết trong ngày.

+ Bài thuốc chữa bong gân, sưng nề, tụ máu từ cây chìa vôi 

Cách 1: Ngâm rượu chìa vôi và lá thầu dầu tía

Chuẩn bị: 1 ít rượu trắng, lá chìa vôi và lá thầu dầu tía với tỷ lệ bằng nhau.,

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, đem giã nát. Cho vào 1 ít rượu trắng và trộn đều, sao nóng trên chảo cho đến khi hỗn hợp này có độ ấm vừa phải.

Đắp hỗn hợp này lên vùng bị thương và băng bó lại thật kỹ. Thay thuốc khoảng 10 tiếng/lần.

Cách 2: Ngâm rượu chìa vôi cùng  dược liệu 

Chuẩn bị: 50g chìa vôi; 40g ngưu tất, 20g đương quy, 20g cẩu tích, 10g xuyên khung, rượu trắng 1 lít.

Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, để ráo. Cho dược liệu vào bình thủy tinh sạch. Đổ rượu vào ngâm trong 1 tuần. Mỗi lần uống 20ml, ngày 2 lần uống.

+ Bài thuốc điều trị phong thấp

Bài thuốc 1: 

Chuẩn bị: 20g dây chìa vôi, 15g cây lá lốt (dùng cả rễ), 15g dây đau xương, 1000ml nước.

Cách thực hiện: 

Cho tất cả các vị thuốc trên sao vàng hạ thổ. Đổ vào một lượng nước vừa đủ và sắc với lửa nhỏ. Uống mỗi ngày 1 lần duy nhất sau bữa ăn.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: 20g cây chìa vôi, 10g quế chi, 10g bạch chỉ, 15g cành dâu, 1000ml nước.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị. Cho tất cả vào nồi và sắc với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước chỉ còn khoảng 500ml thì tắt bếp.  Chắt lấy phần nước và loại bỏ bã, chia thuốc làm 2-3 lần và uống trong ngày.

Bài thuốc điều trị phong thấp từ lá chìa vôi

+ Bài thuốc điều trị các vấn đề về da

- Chữa viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi tươi, 1 quả trứng gà tách lấy lòng trắng.

Thực hiện: Giã nát lá chìa vôi sau đó đem trộn với lòng trắng trứng. Đắp một lớp mỏng hỗn hợp này lên vùng da cần điều trị và cố định bằng băng gạc. Mỗi ngày thay thuốc một lần.

Cây chìa vôi chữa các bệnh về da 

- Chữa ung nhọt, lở ngứa

Chuẩn bị: 1 nắm lá chìa vôi, 10g kim ngân hoa, 20g thổ phục linh, 10g bồ công anh.

Cách thực hiện: Rửa sạch các loại thảo dược trên và để ráo nước. Lá chìa vôi đem giã nát và đắp lên vùng da bị thương tổn. Cho các vị thuốc còn lại vào ấm sắc lấy nước uống.

- Chữa vết loét không liền miệng

Chuẩn bị: Chìa vôi 12g, kinh phân 4g, xích liễm 12g, hoàng bá 12g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các thảo dược đã được chuẩn bị. Đem sao vàng các vị dược liệu chìa vôi, xích liễm, hoàng bá và nghiền thành bột. Trộn lẫn vị kinh phân và nấu thành nước. Dùng nước này để rửa vết loét.

>>> Xem thêm:

- Điều bạn cần biết: Đau xương khớp kiêng ăn gì?

- Đau xương hông là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

4. Lưu ý khi chữa bệnh bằng cây chìa vôi 

+ Không dùng cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú hoặc trẻ em dưới 36 tháng. Thảo dược này có chứa dược tính gây ảnh hưởng không tốt cho >sức khỏe của mẹ và bé.

+ So với các loại thuốc Tây y, thảo dược này có tác dụng chậm hơn. Do đó, người bệnh cần kiên trì sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

+ Không nên lạm dụng sử dụng nhiều quá. Chỉ nên dùng từ 30-50g dược liệu khô/ngày là tốt nhất.

+ Kiêng các thực phẩm như rau muống, đậu xanh, măng chua, cà pháo… Trong quá trình uống vị thuốc, dùng những thực phẩm này sẽ làm giảm tác dụng của dược liệu.

+ Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để vị thuốc phát huy hiệu quả tối đa.

Trên đây là chia sẻ những thông tin về cây chìa vôi. Hy vọng bài viết đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về thảo dược quý này, nắm được cây chìa vôi có tác dụng gì và biết cách sử dụng trong việc chữa bệnh cho mình và những người thân an toàn, đạt được hiệu quả như mong muốn.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe