Nghiên cứu mới nhấn mạnh rằng chúng ta vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa COVID-19 nghiêm túc bởi bệnh có thể gây ra những hệ quả về sức khỏe lâu dài.
Mới đây, trong hai nghiên cứu mới được công bố vào Thứ Hai trên JAMA Cardiology, các nhà nghiên cứu cảnh báo về một số di chứng lâu dài COVID-19 có thể gặp phải trên cơ thể, đặc biệt là hệ thống tim mạch.
Nghiên cứu đầu tiên được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Đức, phát hiện ra rằng SARS-CoV-2, virus gây >bệnh COVID-19, có thể xâm nhập mô cơ tim ở trung tâm. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá mô tim của 39 người ở Đức, những người gần đây đã tử vong vì COVID-19. Độ tuổi của bệnh nhân tại thời điểm tử vong dao động từ 78 đến 89. Virus có mặt trong trái tim của 24 trong số 39 bệnh nhân. Nghiên cứu nêu rõ rằng, mặc dù virus được phát hiện trong mô tim của bệnh nhân, nhưng điều đó không khẳng định đó là nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng viêm cơ tim.
Mặc dù chúng ta đã biết rằng các vấn đề tim mạch từ trước, như tăng huyết áp và bệnh động mạch vành, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của COVID-19 thì một nghiên cứu mới đây cho thấy bằng chứng SARS-CoV-2 có tác động tới tim mạch.
Trong một bài bình luận đi kèm với nghiên cứu mới, hai bác sĩ Clyde Yancy, Trưởng khoa tim mạch tại Khoa Y của Đại học Tây Bắc Feinberg, và Gregg Fonarow, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Ronald Reagan UCLA đã giải thích về tầm quan trọng của nghiên cứu "Những phát hiện mới này cung cấp bằng chứng cho thấy COVID-19 có liên quan đến ít nhất một số thành phần gây ra tổn thương cơ tim, có lẽ là kết quả của việc nhiễm virus trực tiếp ở tim".
Nghiên cứu thứ hai: lần này các nhà nghiên cứu ở Đức, Ý và Nga đánh giá 100 bệnh nhân, tuổi từ 45-53 tuổi, những người gần đây đã được điều trị hoàn toàn khỏi COVID-19. Các bệnh nhân đã được chọn từ Bệnh viện Đại học Frankfurt từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020. Trong số 100 bệnh nhân, 82% có triệu chứng và 33% bệnh nhân phải nhập viện, trong khi 67% có thể hồi phục tại nhà.
Liên quan đến >sức khỏe tim mạch của những bệnh nhân này, 78% có kết quả bất thường từ hình ảnh cộng hưởng từ tim mạch (CMR) hoặc xét nghiệm đánh giá chức năng và cấu trúc của hệ thống tim mạch, trong khi 60% bệnh nhân hồi phục bị "viêm cơ tim liên tục". Những kết quả này không phụ thuộc vào tình trạng từ trước, mức độ nghiêm trọng và tiến trình của bệnh và thời gian kể từ khi chẩn đoán COVID-19.
Về cơ bản, nghiên cứu mới thiết lập mối liên hệ giữa COVID-19 và viêm cơ tim, hoặc viêm trong tim do nhiễm virus.
Theo bác sĩ Cantillon, viêm cơ tim nghe có vẻ nghiêm trọng. Trên thực tế, nhiều loại virut có liên quan đến viêm cơ tim và hầu hết những người mắc bệnh này vẫn tiếp tục hoạt động sinh hoạt bình thường bao gồm làm việc toàn thời gian và tập thể dục. "Viêm cơ tim do các nguyên nhân khác ngoài COVID-19 có liên quan đến rối loạn nhịp tim (xảy ra khi bệnh nhân có nhịp tim không đều) có thể đe dọa đến tính mạng; tuy nhiên, điều đó cực kỳ hiếm", bác sĩ Cantillon cho biết thêm. Hầu hết các bệnh nhân bị viêm cơ tim có chất lượng cuộc sống khá tốt.
Cũng lưu ý rằng dựa trên những gì các nhà nghiên cứu biết cho đến nay, cơ hội của một người sống sót khi mắc COVID-19 mà bị viêm cơ tim là rất hiếm. Mặc dù 60% bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu thứ hai cho thấy có xuất hiện tình trạng viêm cơ tim, nhưng điều quan trọng cần nhớ là kích thước mẫu của nghiên cứu khá nhỏ, chỉ có 100 bệnh nhân. Ngoài ra, hầu hết những bệnh nhân này đều có triệu chứng nặng cần phải nhập viện. "Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy 80% các ca nhiễm COVID-19 là nhẹ hoặc không có triệu chứng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không nên coi nhẹ những gì nghiên cứu đã chỉ ra", Tiến sĩ Cantillon nói.
Các nghiên cứu sâu hơn có thể hỗ trợ các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 cả khi họ có xuất hiện những tình trạng bệnh lý trước đó. Tiến sĩ nhấn mạnh về cách thức tối ưu để điều trị cho những bệnh nhân có triệu chứng bệnh nặng. Ông giải thích: "Nếu viêm cơ tim là mối đe dọa đối với một số bệnh nhân mắc COVID-19, các bác sĩ có thể xem xét điều trị bằng phương pháp điều trị chống viêm".
Các nghiên cứu mới nhấn mạnh tầm quan trọng của các chuyên gia y tế trong việc theo dõi các tác động đa hệ thống của COVID-19 và đóng vai trò như một lời nhắc nhở rằng vẫn còn nhiều điều phải nghiên cứu về loại virut này. "Đây là một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng đại dịch có thể sẽ còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe cộng đồng", Tiến sĩ Cantillon nói.
Điều quan trọng cần nhớ là, với tất cả các nghiên cứu mới đây, chúng ta phải thực hiện nghiêm túc tất cả các biện pháp phòng ngừa an toàn COVID-19, đồng thời ghi nhớ giữ bình tĩnh trước những tình huống có thể xảy ra. Bác sĩ Cantillon cho biết: "Chúng ta phải khẳng định một lần nữa là mọi người bị bệnh COVID có thể sẽ bị tổn thương tim lâu dài. Đồng thời, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định y tế phòng ngừa và điều trị."