Tại sao một số người hay bị tê tay, nhất là vào ban đêm khi ngủ thiếp đi và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này?
Tê tay khi ngủ thiếp có thể là một dấu hiệu ban đầu của >hội chứng ống cổ tay - tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 4 - 10 triệu người Mỹ. Nếu bỏ qua nó có thể gây ra thiệt hại lâu dài, vì vậy điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Hội chứng ống cổ tay là do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay. Đây là một trong những chấn thương thầm lặng, hay xảy ra trên người phụ nữ ở tuổi trung niên, bị tiểu đường, làm việc tư thế cổ tay gập như đánh máy...
Triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Tình trạng tê các đầu ngón tay ở ngón cái, ngón trỏ và nửa ngoài ngón đeo nhẫn là vùng do thần kinh giữa chi phối.
- Khi làm việc cổ tay ở tư thế gập nhiều như đánh máy, giặt quần áo sẽ làm tình trạng tê tay tăng lên.
- Đau, tê nhức, châm chích ở các ngón tay, đặc biệt các ngón cái, ngón hai, ba và phân nửa ngoài ngón áp út.
- Có thể thấy đau lan cổ tay, lòng bàn tay hoặc cẳng tay, nhất là về đêm.
- Cầm nắm trở nên vụng về, đôi khi đau lên tới cẳng tay.
- Người bệnh nhẹ cảm thấy tê buốt như bị kim châm ở bàn tay, nặng hơn thì thấy rất đau ở bàn tay, có khi bỏng rát và nhức nhối cả cẳng tay và cánh tay, tay yếu và tê cứng.
Bệnh lâu ngày có thể gây teo cơ, khả năng cầm nắm yếu đi. Đo cơ điện đồ nơi tin cậy giúp thêm bằng chứng xác định chẩn đoán này. Gõ nhẹ vào nếp gấp lòng cổ tay – bàn tay cảm giác đau tê tăng lên.
Hãy điều trị ngay khi có những dấu hiệu ban đầu của hội chứng ống cổ tay nhé.
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Hội chứng ống cổ tay cũng được gọi là nén dây thần kinh. Các triệu chứng đầu tiên xảy ra là tê và ngứa ran ở bàn tay và cổ tay vào ban đêm. Khi tình trạng này diễn ra, các triệu chứng có thể xấu đi trong ngày. Hội chứng ống cổ tay là phổ biến hơn ở phụ nữ và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến người trung niên.
Điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhất định để ngăn nó phát triển.
1. Nghỉ ngơi thường xuyên
Công việc đòi hỏi tay và cổ tay chuyển động lặp đi lặp lại nhiều có thể có tác động tiêu cực đến các triệu chứng đường hầm cổ tay. Bàn tay cần "nghỉ giải lao" thường xuyên giữa các buổi làm việc.
Bạn hãy đặt lịch nhắc nhở cứ 2 - 3 giờ lại cho tay nghỉ ngơi và tập thể dục một chút. Ngoài ra bạn nên tập thêm một số động tác co duỗi để toàn bộ cơ thể được khỏe mạnh.
2. Giữ cổ tay thẳng trong khi làm việc
Các nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng, Đại học California, Hoa Kỳ, xác nhận rằng có mối liên hệ giữa tư thế cổ tay và hội chứng ống cổ tay. Nếu cổ tay đặt sai tư thế trong thời gian làm việc có thể làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng ống cổ tay.
Hãy điều chỉnh ghế để cánh tay đặt ngang bằng bàn phím. Cố gắng giữ cổ tay ở một vị trí trung lập không cần uốn.
3. Cân nhắc đeo nẹp cổ tay
Đeo nẹp giúp giữ cổ tay ở vị trí trung lập. Bạn nên đeo nẹp nếu phải gõ máy tính rất nhiều hoặc thường xuyên đè vào tay trong khi ngủ vào ban đêm. Khá khó để kiểm soát cổ tay trong khi ngủ và nẹp cổ tay có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể.
4. Tập các bài tập cổ tay
Các bài tập để căng cơ xung quanh cổ tay để đảm bảo rằng các dây chằng đi qua đường hầm cổ tay ở trong tình trạng tốt. Cố gắng duỗi, uốn cong cổ tay khi thực hiện các bài tập này.
5. Luôn giữ tư thế đúng
Tư thế đúng trong khi làm việc là rất quan trọng đối với nhiều bộ phận, đặc biệt là lưng. Tư thế ngồi đúng chỉ ra rằng, nếu ngồi sai một cách thường xuyên, dây thần kinh vai có xu hướng nén xuống, mà cuối cùng ảnh hưởng đến cổ tay và bàn tay. Ngồi thẳng lưng và chân phẳng trên sàn nhà.
6. Chườm đá cổ tay
Đá lạnh làm giảm đau ở cổ tay và bàn tay. Chườm đá lạnh lên cổ tay hoặc ngâm trong bồn đá trong vòng 5 - 10 phút. Phương pháp này không ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay nhưng sẽ làm giảm bớt nỗi đau mà nó gây ra.