Uống nước đúng cách không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, mà còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Đây là cách uống nước tốt cho bệnh nhân huyết áp, bạn nên giới thiệu cho người cao tuổi.
Nước là nguồn gốc của sự sống, vì thế bạn đã biết tác dụng của nước lên huyết áp của cơ thể. Mạch máu giống như ống dẫn nước, do độ đậm đặc của máu (như máu nhiễm mỡ, nhiều cholesterol, máu vón cục hoặc nhớt máu) sẽ làm tắc nghẽn mạch. Nếu uống nước hợp lý sẽ có tác dụng quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp.
Nếu bạn bị huyết áp cao - căn bệnh đang được cho là nguy hiểm nhất thế giới, kết hợp với việc uống nước không đủ, sẽ dẫn đến độ đậm đặc của máu tăng lên, làm cho thể tích máu thiếu, 3 điều kiện này dễ dàng dẫn đến tình trạng xuất hiện cục máu đông trong não. Nhưng không phải cứ uống càng nhiều thì càng tốt.
Vậy làm thế nào để những người bị huyết áp cao >uống nước đúng cách, giúp điều trị và giảm huyết áp?
Quy tắc uống nước để hỗ trợ điều trị bệnh cho người huyết áp cao
1, Không uống quá nhiều nước mỗi ngày
Bệnh nhân cao huyết áp nên uống nước khoa học và hợp lý, bổ sung nước theo nhu cầu, trong đó nên áp dụng cách uống số lượng ít, số lần nhiều.
Nếu uống không đủ nước, dung tích máu sẽ không đủ, dẫn đến nồng độ máu trăng cao, độ nhớt máu cao gây ra bệnh huyết khối (cục máu đông)
Nhưng có người lại nghĩ rằng, uống càng nhiều nước càng tốt. Thực tế nếu uống quá nhiều, đưa vào cơ thể quá nhiều muối, dễ dẫn đến tiêu thụ quá nhiều muối, làm cho nồng độ natri tăng, từ đó làm tăng gánh nặng lên tim và thận, và tăng huyết áp.
2, Nhiệt độ nước không thể quá nóng hoặc quá lạnh
Nếu nhiệt độ nước quá cao, có thể dễ dàng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa , đẩy nhanh sự vận hành của tuần hoàn máu và tăng gánh nặng cho tim.
Nước quá lạnh có thể dễ dàng gây ra hiện tượng các mạch máu của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng và co lại, tao ra phản xạ gây co thắt tim và mạch máu não, dẫn đến thiếu máu cung cấp cho tim và não.
3, Chú ý bổ sung khoáng chất khi uống nước
Nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều, bạn cần phải bổ sung một số lượng muối khoáng thích hợp và cố gắng không uống nước tinh khiết hoàn toàn. Nước khoáng có nhiều khoáng chất. Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất trong nước trà cũng rất phong phú, nhưng tốt nhất là uống trà xanh hoặc trà nhạt.
Bệnh nhân huyết áp cao cần lưu ý khi uống nước
Thông thường, trong khoảng thời gian từ 9 - 10 giờ sáng là thời gian cao điểm của quy trình tăng huyết áp. Lý do là hầu hết mọi người hiếm khi có thói quen uống bổ sung nước vào ban đêm, trong khi quá trình trao đổi chất của cơ thể đã không dừng lại.
Trong khi ngủ, nước vẫn bị thất thoát từ các kênh khác nhau như đường hô hấp, da và nước tiểu, làm cho lượng nước của cơ thể giảm, khiến máu ngưng tụ, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, gây chóng mặt, đau đầu và tim đập nhanh.
Đặc biệt là người cao tuổi bị tăng huyết áp và xơ cứng động mạch não, nếu uống quá ít nước, sẽ làm tăng độ nhớt máu, dễ hình thành huyết khối não, gây nguy hiểm.
Để tránh tăng huyết áp lúc 9 giờ sáng, phương pháp hiệu quả nhất là uống bổ sung nước vào buổi sáng, giúp giảm độ nhớt máu, ngăn ngừa huyết khối não và nhồi máu cơ tim.
Trong những trường hợp bình thường, bạn nên uống nước phải đảm bảo đủ 1500 - 2000 ml mỗi ngày, chú ý lượng muối ăn vào phải kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế ăn quá mặn.