Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, bị sưng và có thể bị nhiễm độc nếu không biết cách xử lý.

Văn Hiên (t/h) 10:07 27/03/2023

 

Vết thương bị >ong đốt thường nhanh chóng trở nên sưng tấy rõ ràng, đau nhức và có cảm giác ngứa râm ran xung quanh. Bị> ong đốt mặc dù chúng thường không quá nghiêm trọng nhưng bạn vẫn có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1. Cách sơ cứu khi bị ong đốt

Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

Sau đó, đặt nạn nhân nằm yên một chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền trong cơ thể.

Nọc độc càng để lâu càng thấm sâu vào máu và gây nhức nhối, khó chịu nhiều hơn, vì vậy nên nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

* Lấy kim ra

Khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt, tránh để còn lại ngòi bên trong vết đốt, nó sẽ làm vết đốt phù nề và lâu khỏi hơn.

Để lấy kim ra, bạn có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay khều nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.

Lưu ý: tuyệt đối không dùng tay nặn để lấy ngòi vì túi độc có thể sẽ vỡ, làm cho nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

* Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

* Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngày khi có các dấu hiệu như đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều, số lượng nước tiểu ít dần...

Lưu ý: Đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt khi có một trong các dấu hiệu sau:

Bị ong đốt nhiều nốt và ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ,...

Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.

Xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc.

Trường hợp người bị đốt có các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, thậm chỉ khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu… cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.

2. Phòng tránh ong đốt bằng cách:

- Không chọc phá tổ ong;

- Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.

- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động.

- Đối với những trường hợp nuôi ong lấy mật, thường xuyên phải tiếp xúc với ong cần mặc áo quần phòng hộ, không để lộ da để hạn chế tối đa nguy cơ bị ong đốt

- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

Văn Hiên (t/h) | Theo Phụ nữ sức khỏe