Có những hành động nhỏ nhưng có thể mang lại những giá trị lớn đối với sức khỏe và ngâm chân là một trong những số đó.
Ngâm chân là một phương pháp trị liệu Đông y phổ biến, đã được thực hiện hàng nghìn năm nay. Một trong những cuốn sách về Đông y kinh điển của Trung Quốc, được viết từ hơn 2.000 năm trước - cũng có đề cập tới tầm quan trọng của >sức khỏe đôi bàn chân.
Tôn Tư Mạc, bậc thầy về y học Trung Hoa, người được tôn xưng là “Dược Vương”, đã từng ghi lại rằng: Ngâm chân vào mùa xuân giúp bổ dương, ngăn khí suy; >ngâm chân vào mùa hè giúp giải nhiệt, trị nóng bức; ngâm chân vào mùa thu giúp tăng cường chức năng phổi và đường ruột; ngâm chân vào mùa đông giúp làm ấm Đan Điền (trung tâm năng lượng của cơ thể).
Ngâm chân và những tác dụng lâu dài với sức khỏe
Giảm mệt mỏi
Ngâm chân bằng nước ấm trước hết có thể làm thư giãn các cơ, xương ở ngay bàn chân, đồng thời giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn dây chằng và gân ở bàn chân.
Thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ
“Bàn chân là trái tim thứ hai của cơ thể”. Ngâm chân có thể giúp cải thiện chức năng tim mạch và mang lại cảm giác dễ chịu. Một tinh thần sảng khoái sẽ giúp chúng ta đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Deepti Khatuja, chuyên gia >dinh dưỡng lâm sàng, Viện nghiên cứu Fortis Memorial (Ấn Độ), cho biết việc ngâm chân kích thích cơ thể giải phóng melatonin - hormone gây buồn ngủ.
Theo tiến sĩ Rohini Patil, chuyên gia dinh dưỡng và Giám đốc điều hành Nutracy Lifestyle, ngâm chân trong nước ấm ngay trước khi ngủ cũng giúp cải thiện nhịp tim, hơi thở và làm dịu cơ thể. Nữ tiến sĩ chia sẻ: “Việc làm này kích thích lưu thông máu, giúp ngủ nhanh và ngon hơn”.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất và lưu thông máu
Nước ấm làm giãn nở các mạch máu ở bàn chân, làm tăng nhiệt độ của da, thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở bàn chân và toàn bộ cơ thể. Sự gia tăng tuần hoàn máu điều chỉnh các chức năng nội tiết khác nhau và thúc đẩy các tuyến nội tiết tiết ra các loại hormone, chẳng hạn như hormone tuyến giáp do tuyến giáp tiết ra và adrenaline do tuyến thượng thận tiết ra, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Nâng cao sức khỏe cơ, xương
Ngâm chân thường xuyên có thể cải thiện lưu thông máu, do đó đảm bảo chất dinh dưỡng tới nuôi bàn chân tốt hơn. Điều này có lợi cho sức khỏe của cơ, xương khớp tại bàn chân nói riêng và toàn cơ thể nói chung.
Ai không nên ngâm chân?
Khi ngâm chân, bạn nên dùng nước khoảng 104 độ F (tương đương 57 độ C) hoặc một nhiệt độ mà bạn cảm thấy dễ chịu, có thể đun nước cùng một số loại thảo dược.
Chỉ nên ngâm chân trong vòng 20 phút hoặc cho tới khi bạn thấy toát mồ hôi, sau đó lau chân khô và giữ ấm cho chân.
Một số người không nên ngâm chân đó là trẻ nhỏ, người mắc bệnh tiểu đường (do những bệnh nhân này dễ mắc bệnh thần kinh ngoại vi khiến họ không cảm nhận được nhiệt độ nước ngâm chân một cách chính xác, dễ bị bỏng), người mắc bệnh tim mạch, mạch não não hoặc huyết áp cao.
Trong lúc ngâm chân nếu thấy các triệu chứng như chóng mặt, tức ngực thì nên dừng lại.
Nên ngâm chân với gì để có lợi?
Ngoài việc ngâm chân với nước ấm thông thường, bạn có thể ngâm chân cùng một số loại thảo dược sau đây:
Muối magie sulphat: Giúp giảm táo bón, giảm đau, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
Muối Himalaya: Giúp giảm đau.
Bồ công anh và gừng: Hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng của cảm cúm.
Ngải cứu: Thúc đẩy lưu thông máu, giảm đau, làm dịu cơn đau bụng kinh, điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng phổi (tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính).
Hoa cúc: Có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn, giải tỏa căng thẳng, tức giận.
Quế: Giúp giảm phù thũng do bệnh thận.
(Nguồn: Wu Healing, Indian Express, Baidu)