Thiếu ngủ khiến người ta dễ nóng giận, thiếu kiên nhẫn, thiếu tỉnh táo và hoàn toàn thiếu sức sống. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao dù đã mệt mỏi "chết đi được" nhưng bạn vẫn chẳng thể nào chợp mắt?
Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó hay cũng có thể là bạn đang mắc chứng trầm cảm hoặc lo âu. Thêm nữa, lối sống không lành mạnh cũng có thể khiến bạn mất ngủ. Thực phẩm và thức uống có cồn cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số kĩ thuật giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ chỉ trong vài giây.
10 giây chìm đám vào giấc ngủ
Trừ khi được ảo thuật gia thôi miên chứ không thể nằm trên giường và ngủ nhanh như vậy, nhưng nếu thực hiện phương pháp quân sự bạn sẽ ngủ được trong 10 giây.
- Nhắm mắt lại, để mắt nghỉ ngơi và thư giãn toàn bộ khuôn mặt đồng thời hít thở sâu và chậm.
- Thư giãn vai và tay, bắt đầu từ tay thuận. Nếu bạn thuận tay trái, hãy bắt đầu bằng vai trái. Sau đó, làm tương tự với vai và cánh tay phải.
- Thả lỏng toàn bộ ngực bằng cách hít thở sâu và thở ra từ từ.
- Thư giãn chân, đùi và bàn chân, bắt đầu từ phía chân thuận
- Trong vòng 10 giây, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ
Toàn bộ phương pháp này không quá 120 giây, nhưng 10 giây cuối cùng sẽ giúp bạn ngủ dễ dàng.
60 giây - Phương pháp 4-7-8
Đây là một bài tập thở được Tiến sĩ Andrew Weil sáng tạo ra. Phương pháp này được phát triển từ các bài tập điều hòa hơi thở, giúp mọi người kiểm soát hơi thở và phản ứng của bản thân.
Nếu bạn thực hành phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ thư giãn và dễ ngủ hơn, thậm chí chỉ ngủ trong 60 giây. Đây là cách thực hiện:
- Đầu tiên, thở ra, hoặc thổi hơi ra hoàn toàn bằng miệng
- Sau đó, khép môi lại và hít nhẹ nhàng bằng miệng, đếm thầm trong đầu đến 4.
- Nín thở, đếm đến 7
- Sau đó thở thật mạnh, tạo ra âm thanh như huýt sáo trong 8 giây.
60 giây - Phương pháp thư giãn cơ bắp
Đây là phương pháp thư giãn cơ bắp, giúp bạn ngủ thiếp đi nhanh chóng. Kỹ thuật này được Edmund Jacobson tạo ra vào những năm 1930. Ông tin rằng thư giãn thể chất giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn
- Kéo căng cánh tay trong 5 giây. Sau đó thư giãn trong 10 giây.
- Căng trán và thư giãn.
- Căng mắt và má, rồi thư giãn.
- Căng miệng và hàm rồi thư giãn.
- Căng cổ và thư giãn.
120 giây - Phương pháp cố gắng tỉnh táo
Đây được gọi là “nghịch lí cho chứng mất ngủ”. Theo phương pháp, bạn sẽ phải liên tục suy nghĩ và giữ tỉnh táo. Điều này giúp giảm lo lắng do mất ngủ và giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
120 giây - Phương pháp suy nghĩ về một nơi yên tĩnh
Nguyên nhân chủ yếu gây nên mất ngủ là do lo lắng quá mức. Theo như các nghiên cứu thì việc suy nghĩ về những hình ảnh bình yên và vui vẻ giúp thoat khỏi những âu lo, giúp thư giãn và chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
120 giây - Giảm nhiệt độ cơ thể
Hoocmon melatonin làm giảm thân nhiệt của cơ thể khi ngủ. Nếu thân nhiệt tăng cao sẽ rất khó để ngủ. Vì thế hãy mở cửa sổ, mặc những bộ quần áo ngủ thoải mái, và uống một ly nước mát trước khi đi ngủ.
Mất ngủ có thể dẫn đến những vấn đề thần kinh nghiêm trọng, như tiểu đường, cao huyết áp, đau tin. Ngoài những kĩ thuật bên trên, thì dưới đây cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ:
- Tránh xa màn hình điện thoại, laptop và tivi trước khi đi ngủ 30 phút.
- Môi trường tối là không gian hoàn hảo cho giấc ngủ. Khi có bất kỳ nguồn sáng nào dù là nhỏ, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não, khiến bạn khó ngủ.
- Giữ phòng ngủ với nhiệt độ mát mẻ, khi nhiệt độ thấp sẽ giúp chúng ta nhanh chóng ngủ hơn.
- Đọc sách trước khi đi ngủ.
- Để có một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, bạn nên tránh những giấc ngủ dài trong ngày. Theo các chuyên gia, không nên ngủ trưa kéo dài hơn 20-25 phút.
- Bạn nên ngủ đúng giờ, ngủ sớm, dậy sớm, làm cho thói quen và đồng hồ sinh học hoạt động ổn định. Hiện có khoảng 30% dân số đang gặp phải tình trạng mất ngủ cấp độ nhẹ. Nguyên nhân là do việc lo âu và stress quá mức khiến cơ thể không thể thư giãn và gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ. Hy vọng với những tuyệt chiêu trên đây, các bạn sẽ có được một giấc ngủ ngon, sâu và buổi sáng thức dậy thoải mái để bắt đầu ngày làm việc.