Nhiều người vẫn biết, đường và muối là 2 loại gia vị tối kỵ với những bệnh nhân bị tắc nghẽn mạch máu. Tuy nhiên, ngoài chúng ra vẫn còn các loại gia vị khác làm nghiêm trọng bệnh tình nhưng không phải ai cũng biết.
Mạch máu trong cơ thể con người được so sánh như đường ống nước. Sử dụng lâu ngày sẽ hình thành các vảy cặn ở thành trong của đường ống nước, lâu ngày sẽ gây tắc nghẽn. Đối với mạch máu cũng vậy, nếu có quá nhiều lipid, tạp chất và chất độc trong máu, nó sẽ ảnh hưởng đến >sức khỏe của mạch máu. Lúc đó sẽ xuất hiện rất nhiều huyết khối và mảng bám sẽ hình thành trên thành bên trong mạch máu.
Đáng tiếc, nguyên nhân của bệnh mạch máu lại có liên quan trực tiếp đến thói quen ăn uống hàng ngày của mỗi người. Trong đó có những loại gia vị đang "âm thầm" làm >tắc nghẽn mạch máu. Nếu bạn có thói quen ăn những loại gia vị này thì tốt nhất nên ăn ít đi để giữ cho mạch máu của mình khỏe lại.
Chao là một loại thực phẩm ăn kèm mà rất nhiều người lớn tuổi thích ăn cùng với cơm, cũng như dùng để chế biến các món ăn, có thể làm tăng cảm giác thơm ngon cho món ăn. Thế nhưng chao được chế biến bằng cách lên men và ủ muối, bản thân món ăn này có tích kích thích khá mạnh, rất không tốt đối với người bệnh tiểu đường và mắc các bệnh về mạch máu, sau khi ăn sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy bệnh nặng hơn.
Ai cũng biết, ăn quá nhiều muối cũng gây hại cho sức khỏe mạch máu nên nhiều người đã chuyển sang dùng nước tương thay muối. Nhưng cách này càng khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn, bởi trong xì dầu cũng chứa hàm lượng muối rất cao lên đến 15g/100ml - cao gấp 3 lần lượng muối được cho phép sử dụng hàng ngày (6g).
Khi sử dụng nước tương trong thời gian dài, dễ dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu, gây tổn thương mạch máu và hơn nữa là gây hại đến chức năng của thận, gây tăng huyết áp, đột quỵ…
Trong bơ lạc chứa 50% chất béo trong bơ lạc là chất béo không bão hòa đơn, và 20% chất béo là chất béo bão hòa. 30% chất béo còn lại là chất béo không bão hòa đa chủ yếu gồm omega-6 và axit linoleic. Và dĩ nhiên, các chất béo thì không hề tốt cho sức khỏe mạch máu.
Đặc tính cay của ớt được quy định bởi một loại chất hóa học không màu và không mùi mang tên capsaicin. Tuy nhiên, trong y khoa loại chất này được liệt kê vào loại độc dược. Nó gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc với da người, đông máu bất thường, phồng rộp da, tiêu chảy (nặng), lâu dài thì tổn thương gan và thận.
Dầu hào cũng được rất nhiều người ưa thích, mọi người thường dùng để nêm nếm khi nấu ăn, đặc biệt là khi làm những món hải sản, chỉ cần nêm một chút dầu hào là sẽ khiến hương vị thơm ngon hơn. Thế nhưng dầu hào có rất nhiều muối, trong 100g dầu hào có chứa 50 calo, 54mg kali, nhưng lại chứa tới 2.733mg natri. Vì thế những bệnh nhân mắc các bệnh về mạch máu cần tránh xa.
- Qủa óc chó, hạt hạnh nhân... giúp cản trở sự tích tụ mảng bám trên thành mạch.
- Dầu oliu là dòng chất béo lành mạnh và tiện dụng.
- Cà phê giúp làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh.
- Củ nghệ giảm thiệt hại cho thành động mạch. Một ly trà nghệ mỗi ngày giảm mỡ máu và giữ cân nặng khỏe mạnh.
- Nước ép lựu làm sạch động mạch bị tắc.
- Các loại cây họ cam như bưởi, quýt, tắc... bổ sung chất chống oxy hóa.
- Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm kích thước mảng xơ vữa.
- Bông cải xanh ngăn ngừa tắc hẹp mạch vành.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng của căn bệnh tắc nghẽn mạch máu.