Mặc dù muối i-ốt là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của nhiều hộ gia đình, nhưng vẫn có rất nhiều sự nhầm lẫn về thực chất muối iốt là gì và liệu nó có phải là một phần cần thiết của chế độ ăn uống hay không.
I-ốt là một khoáng chất vi lượng thường được tìm thấy trong hải sản, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc và trứng. Ở nhiều quốc gia, nó cũng được kết hợp với muối ăn để giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt i-ốt.
Tuyến giáp của bạn sử dụng i-ốt để sản xuất hoóc-môn tuyến giáp, hỗ trợ sửa chữa mô, điều chỉnh sự trao đổi chất và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển cơ thể. Hoóc-môn tuyến giáp cũng đóng một vai trò trực tiếp trong việc kiểm soát nhiệt độ cơ thể, huyết áp và nhịp tim.
Nhiều người có nguy cơ thiếu iốt
Thật không may, nhiều người trên khắp thế giới đang có nguy cơ thiếu iốt cao và đây là một vấn đề >sức khỏe cộng đồng ở 118 quốc gia và hơn 1,5 tỷ người được cho là có nguy cơ mắc bệnh.
Tình trạng thiếu hụt các vi chất >dinh dưỡng như i-ốt ngày càng phổ biến ở một số khu vực nhất định, đặc biệt là ở những vùng không phổ biến muối iốt hoặc có hàm lượng iốt thấp trong đất. Trên thực tế, người ta ước tính rằng khoảng một phần ba dân số ở Trung Đông có nguy cơ thiếu i-ốt.
Ngoài ra, một số nhóm người nhất định dễ bị thiếu i-ốt. Ví dụ, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú có nguy cơ bị thiếu hụt cao hơn vì họ cần nhiều iốt hơn. Những người ăn chay cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì thiếu hụt i-ốt từ chế độ ăn uống hạn chế của họ. Một nghiên cứu đã xem xét chế độ ăn của 81 người trưởng thành và phát hiện ra rằng 25% người ăn chay và 80% người ăn chay thuần bị thiếu i-ốt, trong khi những người ăn kiêng hỗn hợp chỉ chiếm 9%.
Thiếu i-ốt có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng
Sự thiếu hụt i-ốt có thể gây ra một số các triệu chứng, một trong số các triệu chứng phổ biến nhất là bướu cổ.
Tuyến giáp của bạn sử dụng i-ốt để sản xuất hoóc-môn tuyến giáp. Tuy nhiên, khi cơ thể không có đủ, tuyến giáp của bạn buộc phải hoạt động quá mức để cố gắng bù đắp và tạo ra nhiều hoóc-môn hơn. Điều này khiến các tế bào trong tuyến giáp của bạn nhanh chóng sinh sôi và phát triển, dẫn đến bướu cổ.
Hoóc-môn tuyến giáp giảm cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ khác, chẳng hạn như rụng tóc, mệt mỏi, tăng cân, da khô và nhạy cảm hơn với thời tiết. Thiếu iốt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Mức độ iốt thấp có thể gây tổn thương não và các vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển trí não ở trẻ em.
Muối iốt có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt i-ốt
Chỉ cần một nửa thìa cà phê (3 gam) >muối i-ốt mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu i-ốt hàng ngày. Điều này làm cho việc sử dụng muối i-ốt trở thành một trong những cách dễ nhất để ngăn ngừa thiếu i-ốt mà không cần phải thay đổi chế độ ăn uống.
Các nguồn thực phẩm bổ sung i-ốt
Dưới đây là một số ví dụ về thực phẩm giàu iốt: Rong biển, cá tuyết, sữa chua, sữa, tôm, trứng, cá ngừ đóng hộp, mận khô, …
Người lớn nên bổ sung ít nhất 150 microgam i-ốt mỗi ngày. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, số lượng nên bổ sung là 220 và 290 microgam mỗi ngày.
Chỉ cần tiêu thụ một vài khẩu phần thực phẩm giàu i-ốt mỗi ngày, bạn có thể dễ dàng bổ sung đủ i-ốt thông qua chế độ ăn uống của mình.
Bạn có nên sử dụng muối iốt?
Nếu bạn đang sử dụng một chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các nguồn i-ốt khác, chẳng hạn như hải sản hoặc các sản phẩm từ sữa, thì có thể bạn đang nhận đủ i-ốt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng mình có nguy cơ thiếu iốt cao hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng muối iốt kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng, bổ dưỡng để đảm bảo bổ sung đủ i-ốt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Theo Healthline