Thực đơn ba bữa sau sinh của ca sĩ A-Lin chủ yếu là yến mạch ăn kèm các loại rau và protein nạc từ thịt, trứng... giúp cô lấy lại vóc dáng khi giảm từ 81 kg xuống còn 49 kg.
A-Lin (Hoàng Lệ Linh) sinh năm 1983 là ca sĩ nổi tiếng >Đài Loan nổi tiếng với nhiều bản hit như Give Me a Reason to Forget, Blessings of Good Friends... Gần đây cô cũng tham gia Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng 2023, gây ấn tượng bởi giọng hát nội lực cùng ngoại hình nóng bỏng ở tuổi 39.
A-Lin cao 1,68 m, lúc mang thai cô từng nặng 81 kg, sau khi sinh nở người đẹp đã giảm còn khoảng 49 kg nhờ ăn >yến mạch thay thế các loại tinh bột thông thường từ cơm, bánh mì. Bữa sáng cô ăn cháo yến mạch cùng 5 loại rau, củ, quả. Bữa trưa có món canh rau cùng hai loại thịt, một bát yến mạch. Bữa tối tương tự bữa trưa nhưng thường thay thế thịt bằng loại protein nạc khác như trứng, hải sản để bớt nhàm chán.
Cô cũng tiết lộ các loại rau cô ăn trong thời kỳ giảm cân thường là loại có tỷ lệ chất xơ cao như cần tây, súp lơ, nấm... nhằm no lâu cũng như chống oxy hóa, cung cấp nhiều >dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó chất xơ giúp tiêu hóa trơn tru, hỗ trợ việc thải độc, giảm cân hiệu quả. Nữ ca sĩ cho biết cô đã bỏ rượu và các thức uống chứa cồn để bảo vệ >sức khỏe, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và vóc dáng.
Yến mạch là thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Yến mạch gồm có hạt yến mạch (thường được sử dụng làm thực phẩm), lá và thân (rơm yến mạch) và cám (lớp vỏ ngoài của hạt yến mạch). Lá, thân và cám yến mạch thường được sử dụng làm thuốc.
Cám yến mạch và yến mạch nguyên chất được sử dụng cho những người có huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh nhân đái tháo đường, hay các bệnh nhân có về đề tiêu hoá chẳng hạn như: hội chứng ruột kích thích, bệnh chi nang ruột non, bệnh viêm ruột, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để ngăn ngừa các bệnh như: bệnh tim, sỏi mật, ung thư kết tràng (ung thư đại tràng) và ung thư dạ dày.
Yến mạch được sử dụng phổ biến nhất giúp giảm cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Cơ chế hoạt động của nó có thể được hiểu như sau: Yến mạch có thể giúp giảm cholesterol và lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát được cảm giác thèm ăn bằng cách gây ra cảm giác no cho người bệnh. Cám yến mạch sẽ tác động và ngăn chặn sự hấp thụ từ ruột các chất có nguy cơ gây bệnh tim, cholesterol cao và bệnh đái tháo đường. Thêm vào đó, yến mạch còn có tác dụng làm giảm sưng trên da khi thoa yến mạch lên vùng da đó.
Yến mạch nguyên hạt
Đây là loại yến mạch được tuốt trực tiếp từ thân lá và đã bóc sạch vỏ nên chúng ta có thể chế biến và dùng được ngay.
Yến mạch nguyên hạt giữ lại hoàn toàn tất cả các chất dinh dưỡng, là một trong những loại ngũ cốc tiêu hóa chậm nhất, tốt nhất để kiểm soát lượng đường trong máu và lipid trong máu.
Một phương pháp nấu ăn phổ biến là trộn cơm với yến mạch. Bột yến mạch mua về rửa sạch với nước, ngâm nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Ngày hôm sau, cho bột yến mạch, nước ngâm và gạo tẻ vào nồi cơm điện nấu chín và sử dụng.
Yến mạch không chứa gluten
Còn được gọi là yến mạch bóc vỏ hoặc bột yến mạch, nó hấp thụ độ ẩm nhanh chóng và không cần ngâm nước. Khi nấu có thể nấu trực tiếp với gạo chỉ cần chọn chức năng nấu cơm hoặc nấu cháo.
Bột yến mạch thô
Yến mạch thô là những mảnh yến mạch được làm nóng trong quá trình chế biến nhưng không được đun sôi để sử dụng trong các công thức nấu ăn như bột yến mạch hoặc cháo. Khi nấu cháo kê hoặc cháo đậu đỏ nên cho 2 thìa bột yến mạch vào, vị càng đậm đà càng tốt cho sức khỏe.
Khi nấu với gạo, hãy cẩn thận cho thêm nước. Khi nấu súp, bạn có thể thêm một thìa bột yến mạch để có hương vị đậm đà hơn.