Ba người trong một gia đình đã phải nhập viện khẩn cấp sau khi ăn bữa trưa. Bác sĩ xác định nguyên nhân rất có thể đến từ món rau mà bà mẹ mua về cho cả nhà.
Thời tiết nóng bức nên mọi người đều muốn ăn những thứ rau thanh mát như dưa chuột, rau xà lách, cải thảo sống ăn kèm với nước chấm. Tuy nhiên một sự việc gần đây sẽ khiến không ít người phải lo lắng về thói quen này.
Gia đình anh Tiểu Vương sống ở Hoa Bắc (Trung Quốc). Anh và cha mẹ rất thích ăn các loại rau vẫn còn tươi sống kèm nước chấm chua cay vào mùa hè. Chỉ có duy nhất cô con dâu trong gia đình, Tiểu Lí vì không quen ăn đồ sống nên chẳng bao giờ “đụng đũa” vào những món như vậy.
Gần đây, sau khi ăn xong bữa trưa, mẹ của Tiểu Vương đột nhiên cảm thấy không khỏe, buồn nôn và chóng mặt. Ngay sau đó chính Tiểu Vương và cha cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Cô con dâu Tiểu Lí thấy cả nhà có dấu hiệu lạ ngay lập tức gọi xe cấp cứu tới. Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã hỏi thăm tình hình bệnh nhân và được biết buổi sáng đi chợ, mẹ của Tiểu Vương nhìn thấy gian hàng bán cải thảo rất ngon, trông có vẻ sạch và tươi nên đã mua về cho gia đình. Khi về nhà, bà chỉ rửa rau với nước sạch để ăn sống.
Bác sĩ nghi ngờ có thể trong rau cải thảo đã bị nhiễm chất bảo quản formaldehyde do một số người bán vì muốn kéo dài độ tươi của rau nên có thể đã sử dụng chất này.
Formaldehyde – chất gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận
Từ tháng 4/2004, chất formaldehyde đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại từ nhóm 3 (chất có khả năng gây ung thư) sang nhóm 1 (chất gây ung thư).
Chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là chất gây ung thư và gây dị tật ở thai nhi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng formaldehyde là tác nhân gây ung thư và thúc đẩy sự gia tăng của tế bào ung thư.
Các triệu chứng ngộ độc Formaldehyde
Tùy thuộc vào nồng độ formaldehyde hấp thụ vào cơ thể mà có thể xảy ra các mức độ triệu chứng khác nhau.
Trong trường hợp ngộ độc nhẹ thì mắt bị kích ứng, xung huyết kết mạc, thở nặng nề, khó thở, ngứa cổ họng, giọng nói thều thào. Chụp X-ray có thể thấy rõ phổi bị tăng kết cấu, gây ra các triệu chứng giống như viêm phế quản cấp thuốc, họng phù nề.
Với trường hợp ngộ độc nặng, người bệnh sẽ ho liên tục, ho có đờm, đau thắt ngực, khó thở. Chụp X-quang màng phổi có các điểm chấp vào những đốm nhỏ hoặc bóng tối loang lổ, là mô hình của viêm phổi phế quản trong y học, phù nề họng. Khi phân tích khí máu thì thất oxy trong máu bị giảm.
Nếu bị nhiễm độc rất nặng thì phổi và họng phù nề nghiêm trọng, xuất hiện phù nề thanh quản, thiếu máu oxy trầm trọng, có thể gây tử vong.
Những thực phẩm dễ bị tiêm nhiễm formaldehyde
Nhiều người nghĩ rằng chất formaldehyde chỉ dùng trong các đồ nội thất, công nghiệp dệt, nhựa,… nhưng chúng hoàn toàn cũng có thể xuất hiện trong thực phẩm.
Cải thảo: Theo tờ Tân hoa xã của Trung Quốc trước đây từng đưa tin, những người bán rau ở tỉnh Sơn Đông nước này đã lén lút phun dung dịch formaldehyde lên cải thảo để giữ chúng tươi lâu khi vận chuyển.
Bún, phở: Nhiều người vì muốn giữ cho phở từ sáng tới trưa không bị thiu nên đã sử dụng formaldehyde để tránh hỏng.
Thực phẩm khô: Nấm khô, thịt khô, cá khô có thể bị nhiễm formaldehyde. Gần 50% sản phẩm thịt ăn liền ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc, đã bị đưa vào "danh sách đen", do có chứa hóa chất nhuộm màu, tẩy trắng và bảo quản độc hại như sulfur dioxide và formaldehyde.
Nếu người dùng ăn phải các loại thịt nhiễm độc trên có thể gây các bệnh về đường hô hấp và gan. Người dân Quảng Châu đã được khuyến cáo tránh xa các sản phẩm thịt khô được nhuộm phẩm màu quá sáng hoặc cá khô có màu quá trắng.
Sản phẩm chăm sóc tóc: Trong các sản phẩm mỹ phẩm, formaldehyde tồn tại ở trạng thái lỏng, như formalin. Khi bị nung nóng trong quá trình điều trị tóc, formaldehyde biến thành chất khí và trở nên nguy hiểm khi hít vào hoặc hấp thụ.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi thực phẩm nhiễm formaldehyde đó là lựa >chọn thực phẩm tươi, không có màu sắc lạ, sơ chế sạch sẽ, ăn chín, uống sôi. Nếu có dấu hiệu ngộ độc cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất.