Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích. Nhưng bạn có biết loại cá này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh?
Cá diếc được Đông y đánh giá cao về >dinh dưỡng, không chỉ thơm ngon mà còn là thuốc quý
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá diếc là một trong những "đặc sản" tuyệt hảo về hương vị và chất dinh dưỡng trong nhóm cá nước ngọt mà bạn không nên bỏ qua trong >chế độ dinh dưỡng lành mạnh hàng ngày của mình. Với đặc tính thịt dẻo vị thơm, hương vị tươi mới, đặc trưng, cá diếc khiến nhiều người yêu thích.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4 và từ tháng 8-12 được xem là thời điểm thu hoạch cá tốt nhất, khi đó thịt cá rất béo ngậy và ngon ngọt. Nhưng ít ai biết rằng, bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Bên cạnh vai trò là thực phẩm, cá diếc còn là một vị thuốc quý trong Đông y.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, cá diếc có vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí, bổ huyết, hành thủy, tiêu thũng, tiêu khát, sát khuẩn, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, đầy bụng, tiêu hóa kém, thúc đẩy việc tạo sữa, trị viêm đại tràng mạn tính, chữa vàng da…
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng, với protein chiếm 17,7%, lipit 1,8% và nhiều khoáng chất khác như calci 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%. Ngoài ra còn có nhiều vitamin các loại như B1, axit nicotinic... Hơn nữa, các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Các thành phần axit amin và protein có sự tương đồng rất lớn với những tổ chức protein và axit amin mà cơ thể con người cần.
Bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc, biến thực phẩm này thành thuốc quý trong Đông y
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Hiện tại là thời điểm mùa cá diếc ngon béo đang rộ nhất, do đó, bạn đừng vội bỏ qua những bài thuốc chữa bệnh từ cá diếc nhé! Một số bài thuốc từ loại cá siêu ngon, cực bổ sẽ được tiết lộ ngay dưới đây:
- Bổ huyết: Cá diếc 1 con, làm sạch bỏ ruột, câu kỷ tử 12 g, hoàng kỳ 12 g, gừng sống 3 g, hạt tiêu, gia vị vừa đủ, thêm chút rượu (10 ml). Tất cả nấu chín, ăn cá, uống nước. Ăn liền trong nhiều ngày.
Với giá trị dinh dưỡng cao cùng khả năng chữa bệnh tuyệt vời, lương y Bùi Hồng Minh nhận định cá diếc hoàn toàn có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
- Tiêu đờm, khỏi ho: Cá diếc hầm cà rốt: cà rốt 500g, cá diếc 250g (1 con), gia vị. Hầm chín, ăn lúc đói. Dùng cho cả trường hợp ho ra máu, ho lao. Hoặc bạn có thể dùng cá diếc bé kho nhừ với củ cải (ăn được cả xương) cũng là món ăn bồi bổ canxi, chữa ho rất tốt.
- Bụng lạnh, đau, nôn mửa, chân tay phù thũng: Nấu cháo cá diếc với táo đỏ ăn 3-5 ngày. Cụ thể, cá diếc 250g, táo đỏ 50g, gạo lứt 100g, hành, gừng, rượu vang, muối tinh vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ mang và nội tạng, rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cùng với nước, rượu vang, hành, gừng, muối nấu chín nhừ, dùng sàng lọc bỏ bã, lấy nước, cho gạo đãi sạch, táo đỏ thêm nước vừa đủ, đun nhỏ lửa từ từ đến khi hạt gạo nở ra, nêm muối vừa ăn.
- Đầy bụng, lạnh bụng, suy nhược cơ thể, ăn uống kém: Làm canh cá diếc củ cải ăn liên tục 5 ngày. Cá diếc 200g, củ cải 200- 400g. Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói.
Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều.
- Ngủ ít, ngủ không ngon giấc: Cá diếc 300g, lá vông nem bánh tẻ 50g, hoa thiên lý 50g, gia vị vừa ăn. Xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 400ml, đun sôi rồi cho lá vông và hoa thiên lý cùng với phần cá nạc. Nấu sôi lại là được. Ăn nóng lúc đói vào buổi chiều. Ngày 1 lần trong một tuần lễ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn nhất là trong những ngày ăn nhiều đồ béo, ngấy: Nấu cháo cá diếc đậu xanh, hoặc canh cá diếc nấu dứa, hoặc cá diếc nấu chua…
Lưu ý: Cá diếc có giá trị dinh dưỡng cao, do đó một số nhóm người không nên ăn nhiều. Trong đó bệnh nhân gút, dị ứng với cá, người mắc bệnh gan và thận đều cần kiêng kị. Nói chung, các chứng bệnh có urê huyết cao, hôn mê gan không nên ăn cá diếc.