Bàn tay, chân là nơi thường xuyên tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. Đặc biệt, những người lao động chân tay hay nội trợ là những đối tượng dễ gặp tình trạng bong tróc, bị lột da chân, tay do phải tiếp xúc nhiều với hoá chất có chất tẩy rửa mạnh. Ngoài ra, việc bị lột da gót chân còn có thể là dấu hiệu của các bệnh như: rối loạn thần kinh thực vật, ăn uống thiếu chất vitamin như: vitamin nhóm B, vitamin A, PP.....

Thu Hiền 06:34 02/02/2020

Tay chân bị lột da là do đâu?

Nếu bạn bị lột da chân thường xuyên, có thể là do một trong những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

Bị nhiễm nấm

Lý do khiến chân bị bóc vảy phổ biến nhất là do nhiễm nấm. Thậm chí, chân có thể bị lột da mà người bệnh cũng không hề có cảm thấy ngứa. Do vậy, rất nhiều người thường chủ quan và không biết mình đang bị mắc bệnh nhiễm nấm. Nếu da chân bắt đầu có hiện tượng lột da, hãy đến ngay bệnh viện kiểm tra để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Lý do khiến chân bị bóc vảy phổ biến nhất là do nhiễm nấm - Ảnh minh họa: Internet

Đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện

Mồ hôi quá nhiều cùng với đó môi trường ẩm ướt sẽ thường gây ra hiện tượng nhiễm trùng chân, gây bong gân và khiến lòng bàn chân dễ bị lột da.

Cháy nắng

Theo chuyên gia, bàn chân nếu bị cháy nắng cũng sẽ dẫn đến lột da cùng nhiều bệnh khác. Vì thế, bạn nên chú ý hơn đến bàn chân để tránh chúng không phải chịu những tác hại từ tia tử ngoại từ môi trường bên ngoài. Khi ra đường, hãy chú ý che chắn cơ thể cẩn thận.

Chàm bội nhiễm

Chàm bội nhiễm là một trong những chứng bệnh trên da hình thành do sự giãn nở da. Bệnh này sẽ làm người bệnh bị lột da chân, ngứa, khô da khắp cơ thể.

Cơ thể bị mất nước

Mất nước có thể làm cơ thể mệt mỏi, làm giảm trao đổi chất trong cơ thể, gây mụn trứng cá và khiến bàn chân bị bong da. Nếu cơ thể không cấp đủ độ ẩm, da sẽ bắt đầu bị skhô, lột ra từng mảng và lan khắp cơ thể. Do vậy, hãy nhớ luôn phải uống nước đủ mỗi ngày.

Mất nước có thể làm cơ thể mệt mỏi, khiến bàn chân bị bong da - Ảnh minh họa: Internet

Một vài biểu hiện của tình trạng bị lột da chân

Những biểu hiện bị lột da chân, tay có thể sẽ trở thành bệnh:

  • Da bị khô, bong trợt da về lâu dài bị mất hết vân tay.
  • Khi bệnh trở nặng hơn, đám da đỏ có ranh giới không rõ, những sẩn, đám sẩn, mụn nước bị tiết dịch, không xuất hiện vẩy da.
  • Có cảm giác ngứa, đặc biệt là về đêm, làm người bệnh mất ngủ, gãi nhiều, làm da bị trầy xước và nhiễm trùng.
  • Xuất hiện các đám sẩn đỏ, bong vảy, dày sừng, rối loạn sắc tố da. Vị trí tổn thương da phụ thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân, mức độ bệnh
  • Ở trẻ nhỏ, bệnh có xu hướng cấp tính, tổn thương xuất hiện ở mặt, da đầu và các chi. Ở người lớn, tổn thương da thường trú ở nếp gấp các chi. Thông thường, viêm da cơ địa ở người lớn xuất hiện nhiều ở bàn tay, một vài trường hợp đặc biệt có hiện tượng bị lột da chân.

Cách trị lột da chân

  • Việc đầu tiên người bệnh cần làm là xác định nguyên nhân gây ra bong da để phòng tránh. Nếu bản thân có cơ địa dẽ bị dị ứng thì cần phải thận trọng khi ăn các thức ăn lạ, thức ăn có mùi tanh, hải sản, hạn chế dùng bia rượu, tuyệt đối tránh tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa (nên đeo găng tay khi dùng những sản phẩm này).
  • Cần giữ da luôn sạch, có sử dụng các sản phẩm dưỡng da để giữ ẩm cho vùng da chân, gót chân không bị khô.
  • Khi bắt đầu xuất hiện bong da ở bàn tay nên kiêng tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng cũng như hạn chế dùng nước. Nên đi tất thường xuyên để hạn chế mất nước qua vùng thượng bì làm da đỡ bị khô.
  • Để da bớt bị bong có thể sử dụng các chế phẩm có chứa thành phần steroid như Elomet, Flucinar, Synalar, Fucicort, Gentrisone trong từ 2-3 tuần. Sau đó có thể dùng một vài chế phẩm làm dịu da, ẩm da như Lacticare, cream vitamin E.
  • Giữ da luôn sạch, có thể bôi những chất làm ẩm da, làm da bớt viêm và bớt rát về mùa khô (Aderma-Exomega cream). Quan trọng nhất của điều trị da khô chính là dưỡng ẩm đúng, sử dụng kem dưỡng da một cách hiệu quả nhất.
  • Nên chú ý thời gian tắm nên dưới 10 phút, sử dụng nước ấm thay vì dùng nước nóng bởi nước nóng sẽ làm giảm độ ẩm tự nhiên trên da, hãy chọn sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, có độ pH vừa đủ.
  • Nhiều người thắc mắc chân bị lột da là thiếu chất gì? Thực tế, khi cơ thể thiếu hụt vitamin. Vì thế, việc bổ sung vitamin là cần thiết để hạn chế tình trạng da bong tróc bằng cách thường xuyên ăn nhiều trái cây, hoa quả, uống nhiều
Giữ da luôn sạch, có thể bôi những chất làm ẩm da - Ảnh minh họa: Internet

Phòng ngừa và hạn chế khô da

Biết cách phòng và >chăm sóc da hợp lý sẽ giúp hạn chế được tình trạng da bị khô, bong tróc. Bạn có thể áp dụng những biện pháp dưới đây.

Tắm đúng cách

Tắm cũng là một trong những điều người bị lột da chân, tay nên chú ý. Không nên tắm với nước quá nóng bởi nướng nóng sẽ làm giảm lớp mỡ trên da, làm cho da khô hơn, dễ bong tróc. Cũng không nên tắm với nước lạnh, tốt nhất là nên tắm bằng nước ấm. Ngoài ra, lưu ý không nên để thời gian tắm quá lâu vì sẽ làm cho lớp bã nhờn bảo vệ da bị mất đi, làm da càng khô, nứt nẻ, nhanh lão hóa. Lúc tắm cần nhẹ nhàng, không nên chà xát hay kỳ cọ quá mạnh. Khi tắm có thể thêm chút nước chanh hòa loãng hoặc chút muối khi tắm.

Lúc tắm cần nhẹ nhàng, không nên chà xát hay kỳ cọ quá mạnh - Ảnh minh họa: Internet

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Những ngày thời tiết hanh khô, nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể. Mỗi sáng thức dậy nên uống khỏng 200-300ml nước. Ngày từ 2-3 lần lấy một chiếc khăn thấm nước ẩm và ủ lên vùng da dễ bị khô để cấp ẩm cho da.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi ra đường, nên che chắn cẩn thận và thường xuyên đeo găng tay. Đặc biệt, dù trong bất cứ thời tiết nào cũng không nên quên dùng kem chống nắng có chứa SPF tối thiểu 30 để bảo vệ da.

Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi ra đường - Ảnh minh họa: Internet

Dùng kem dưỡng ẩm

Việc sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp dưỡng da rất tốt. Ngay khi tắm xong, da vẫn còn ẩm, nên thoa kem dưỡng ẩm vào các vùng da dễ bị khô, nứt nẻ để tăng độ ẩm cho da và kích thích da phục hồi. Việc chọn lựa kem dưỡng ẩm cũng như sử dụng chúng cũng cần lưu ý rằng kem dưỡng ẩm bản chất là rất có ích với làn da khô nhưng nếu dùng sai cách thì tác dụng đôi khi lại ngược lại. Người sử dụng có thể sẽ bị kích ứng. Chú ý không nên bôi quá nhiều hay quá dày kem lên da bởi sẽ làm bít lỗ chân lông, bí da dẫn đến da sần sùi.

Để tránh gây nguy hại cho da, khi mua kem dưỡng phải chọn sản phẩm không có chứa chất bảo quản, thành phần chất tạo màu, tạo mùi, nên chọn thương hiệu có uy tín. Tốt nhất, nên đến bác sĩ để tư vấn sử dụng loại kem giữ ẩm nào phù hợp với từng loại da, loại dành cho da dễ bị khô, nẻ.

Cung cấp vitamin C

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng với >sức khỏe của mỗi người trong chúng ta. Đặc biệt là làn da, chính vì thế, để hạn chế làn da khô nẻ cũng như hạn chế tình trạng bị lột da chân, tay, hãy bổ sung đủ vitamin cho cơ thể bằng các loại trái cây như: cam, quýt, bưởi….

Vitamin C đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng bị lột da chân mà nhiều người vẫn thường mắc phải, nhất là những giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Hi vọng, với những tips phòng ngừa bệnh trên có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng này cũng như bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

Thu Hiền | Theo Phụ nữ sức khỏe