Bệnh sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất và là vấn đề rất nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Nếu không được phát hiện và khám chữa kịp thời, người bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh sốt rét là bệnh do một loại ký sinh trùng có trong muỗi đã nhiễm bệnh gây ra, cụ thể ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium. Loài này ký sinh trong muỗi Anopheles cái (vật chủ trung gian truyền bệnh). Hiện bệnh sốt rét chưa có thuốc chủng ngừa chính thức, nghiên cứu lâm sàng thuốc chủng ngừa đang được thực hiện.
Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu. Có 4 phương thức lây truyền.
Do muỗi truyền: là phương thức chủ yếu.
Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp).Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.
Các triệu chứng dễ và thường được nhận biết nhiều nhất ở người mắc bệnh sốt rét là:
- Toàn thân nóng sốt
- Các triệu chứng trên da, trên cơ thể như ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp và mệt mỏi.
- Hệ hô hấp mệt mỏi có thể kéo theo dấu hiệu ho khan, khó chịu.
- Đồng thời người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy.
- Một số trường hợp còn phát hiện thiếu máu (thiếu hụt hồng cầu) và vàng da (da và mắt bị vàng).
Có 2 loại sốt rét đó là:
Sốt rét run là gì? Là dạng sốt rét thông thường, thể hiện qua các cơn sốt rét.
Cơn sốt rét không điển hình: nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh và hay ngáp vặt.
Cơn sốt rét điển hình: thể hiện qua 3 giai đoạn gồm sốt rét run, sốt nóng, và toát mồ hôi
Kết luận xét nghiệm sốt rét lâm sàng phải đủ 4 yếu tố sau: có đầy đủ triệu chứng của cơn sốt rét điển hình, hoặc có triệu chứng của cơn sốt rét không điển hình, sốt cao liên tục. Các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân gây sốt khác, hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây. Hiện sinh sống trong khu vực đang phát hiện và phát triển lây nhiễm bệnh sốt rét
Việc chẩn đoán sẽ dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
Trong trường hợp này, người mắc bệnh sốt rét sẽ xuất hiện biến chứng đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu nổi bật là rối loạn ý thức, sốt cao liên tục trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều hoặc nôn. Cụ thể có một số trường hợp ghi nhận như sau:
Sốt rét biến chứng thể não: Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn ý thức, sốt cao liên tục, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều... đây là dấu hiệu tiền ác tính.
Sốt rét biến chứng thể giá lạnh: Huyết áp tụt, toàn thân trở nên lạnh, da tái xanh, đổ nhiều mồ hôi, nhức đầu.
Sốt rét biến chứng thể đái huyết cầu tố: Thể diễn biến nặng do tan huyết ồ ạt, trụy tim, suy thận. Nước tiểu có màu đỏ nâu sau chuyển thành màu cà phê, lượng nước tiểu về sau giảm dần và vô niệu. Tán huyết khiến vàng da, niêm mạc. Không cung cấp đủ máu và oxy. Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố bị giảm mạnh.
Sốt rét biến chứng thể tiêu hóa: người bệnh bị đau bụng, buồn nôn, hoặc tiêu chảy, thân nhiệt hạ thấp.
Sốt rét biến chứng thể gan mật: Người bệnh bị vàng da, vàng mắt, phân và nước tiểu vàng. Người bệnh còn có thể bị hôn mê.
Đối với hầu hết mọi người, triệu chứng bắt đầu từ 10 ngày đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, người ta có thể bị bệnh sớm hơn, khoảng 7 ngày, hoặc trễ hơn, khoảng 1 năm, sau khi nhiễm bệnh đầu tiên.
Bệnh nhân cần được tiến hành điều trị và chẩn đoán sớm trong tiến trình nhiễm bệnh, trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh sốt rét có thể được chữa khỏi bằng thuốc theo toa. Loại thuốc và thời gian điều trị cụ thể tùy thuộc vào loại bệnh sốt rét, nơi người bệnh bị nhiễm bệnh, tuổi của họ, họ có đang mang thai hay không và tình trạng bệnh của họ lúc bắt đầu điều trị.
Sử dụng thuốc tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên được tự ý sử dụng các loại thuốc chữa sốt rét mà nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ. Việc điều trị bệnh không hiệu quả có thể gây ra biến chứng nặng hơn là sốt rét ác tính, thậm chí có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Nghỉ ngơi trong khi điều trị bệnh: Khi điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ thì các bạn nên nghỉ ngơi và không nên vận động quá nhiều, quá mạnh vì có thể gây kích thích một số phản ứng gây ra tác dụng phụ của thuốc. Bổ sung nhiều nước và ăn các món ăn được nấu nhạt, dễ tiêu hóa.
Kiểm tra thân nhiệt và chờ hạ sốt: Nếu thuốc được chỉ định đạt hiệu quả thì cơn sốt sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng thời gian 36 - 48 tiếng đồng hồ. Khi đó vi khuẩn sốt rét sẽ bị đào thải dần ra bên ngoài cơ thể trong khoảng thời gian 2-3 ngày. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu xem lượng ký sinh trùng đã giảm hay chưa. Quá trình điều trị sốt rét thường kéo dài khoảng một tuần.
Khi mắc phải căn bệnh sốt rét cơ thể người bệnh thường có biểu hiện bị sốt rất là cao, đây được cho là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm ứng phó lại với những loại ký sinh trùng gây ra căn bệnh sốt rét. Tuy nhiên, khác với biểu hiện sốt thông thường, lúc này người bệnh thường cảm thấy rất lạnh và thường được người thân đắp chăn để bớt lạnh. Nhưng việc làm này là hoàn toàn sai lầm.
Sốt rét run không nên đắp chăn vì chúng có thể khiến quá trình thoát nhiệt gặp khó khăn, gây ra tình trạng sốt kéo dài. Việc cơ thể sốt cao trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, gây mệt mỏi kéo dài, lúc này người bệnh có thể bị co giật, sùi bọt mép…
Mùa mưa cũng là mùa mà các bé được nghỉ hè, tham dự kỳ nghỉ hay được đi du lịch cùng cả nhà… Việc di chuyển đến những nơi khác nhau, tham gia các hoạt động ngoài trời cùng gia đình hay tập thể sẽ rất dễ gặp muỗi có mang mầm bệnh sốt rét. Trẻ em là một đối tượng nhạy cảm và có nhiều nguy cơ, khi bị mắc bệnh sốt rét nếu không được cơ sở y tế phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang sốt rét ác tính gây hậu quả tử vong.
Trẻ dưới sáu tháng tuổi
Trẻ nhỏ dưới ba tháng tuổi đến sáu tháng tuổi ít bị nhiễm bệnh sốt rét và ít tử vong do bệnh sốt rét vì còn mang huyết sắc tố F (fetal hemoglobin), còn có kháng thể được thụ hưởng từ người mẹ và do còn bú mẹ nên cơ thể trẻ thiếu chất PABA (para-amino benzoic acid) vì vậy, ký sinh trùng sốt rét không tổng hợp được acid folic để phát triển.
Trẻ nhỏ từ sáu tháng tuổi trở lên sống tại vùng sốt rét lưu hành có tỷ lệ mắc sốt rét và tử vong do sốt rét thường cao hơn người lớn, cao nhất ở nhóm trẻ em từ bốn - năm tuổi.
Triệu chứng sốt rét ở trẻ
Đặc điểm nhóm trẻ em từ một - bốn tuổi thường hay bị cơn co giật khi có sốt cao. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, bụng đầy trướng hơi xảy ra khá phổ biến.
Trẻ có dấu hiệu thiếu máu nhanh, sớm bị lách sưng to; rối loạn >dinh dưỡng phát triển nhanh. Chu kỳ cơn sốt xảy ra thường không đều đặn, đôi khi không có giai đoạn rét run.
Mất nước gây khô môi, mắt trũng, sụt cân, khát nước, đi tiểu ít, tỷ trọng nước tiểu cao… Bệnh nhi thường hay ho và bị viêm khí quản, phế quản. Tỷ lệ chuyển vào sốt rét ác tính thể não thấp hơn so với trẻ lớn và người lớn.
Thiếu máu, hao hụt hồng cầu và có biểu hiên như mạch nhanh, khó thở, gan to, nhịp tim thất thường. Trường hợp thiếu máu nặng sẽ góp phần vào biểu hiện của hội chứng não như vật vã, co giật, hôn mê, rối loạn ý thức…
Đồng thời có biểu hiện đường huyết giảm.
Đều giống nhau ở vật chủ trung gian truyền bệnh, cao điểm khi mùa mưa về nên có nhiều sự nhầm lẫn giữa hai bệnh trên tuy nhiên các bạn nên biết phân biệt để tìm được phương hướng điều trị phù hợp và hiệu quả
Sốt xuất huyết thường khởi phát bằng cơn sốt kéo dài trong khoảng 7 ngày. Bệnh nhân có thể bị sốt từ 39,5 độ C – 41,4 độ C, kèm theo đau đầu và đau xương khớp. Sau khi hạ sốt, người bệnh có thể bị xuất huyết dưới da. Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết còn có các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, đau hốc mắt...
Không giống với sốt xuất huyết, sốt do sốt rét thường ngắn hơn. Các triệu chứng thường gặp khi sốt rét là ớn lạnh, nôn ói, co giật và đổ mồ hôi. Cơn sốt rét có 3 giai đoạn và có tính chu kỳ như đã được đề cập cụ thể ở trên.