Sỏi bàng quang nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh không nên chủ quan vì sỏi có thể phát triển rất nhanh về kích thước.
Sỏi bàng quang là bệnh lý của đường tiết niệu. Chiếm đến 26% trong số các loại sỏi tiết niệu. Loại sỏi này có thể đạt đến kích thước cực lớn (đường kính sỏi lên tới 25cm). Đây là những mảnh khoáng chất cứng trong bàng quang. Chúng xuất hiện khi nước tiểu ứ đọng quá lâu sẽ liên kết với nhau thành khối chất rắn.
Sỏi bàng quang khá đa dạng, ngoài sỏi từ thận còn có sỏi niệu quản cũng có thể rơi xuống dưới bàng quang với kích thước thường không lớn. Nếu là sỏi nhỏ rơi xuống bàng quang thì có thể được đào thải ra ngoài khi tiểu tiện. Còn nếu sỏi lớn thì sẽ nằm lại bàng quang. Sỏi mỗi ngày một to lên do các cặn sỏi có sẵn trong bàng quang tiếp tục bám vào.
Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
Sỏi bàng quang có thể dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm như viêm thận. Nguyên nhân bởi nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Sỏi càng tồn tại lâu ngày trong bàng quang thì người bệnh càng dễ phải đối mặt với nhiều biến chứng khác như viêm bàng quang, suy thận, thậm chí ung thư bàng quang.
Những biến chứng sỏi bàng quang sẽ dẫn đến không ít khó khăn cho điều trị, gây nhiều ảnh hưởng đến kinh tế, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
Đối tượng hay mắc bệnh thường là nam giới, với nhiều nguyên nhân khác nhau và liên quan đến sự ứ đọng nước tiểu do có chướng ngại ở cổ bàng quang hay niệu đạo.
- Phì đại tuyến tiền liệt:
Tuyến tiền liệt phì đại dẫn đến niệu đạo bị chèn ép, dòng nước tiểu bị cản trở đi ra ngoài, từ đó dẫn đến ứ đọng nước tiểu và tạo ra sỏi ở bàng quang.
- Tổn thương bàng quang:
Bàng quang gặp vấn đề sẽ gây tổn thương dây thần kinh truyền tín hiệu từ não đến cơ quan bàng quang. Cơ chế đào thải nước tiểu sẽ hoạt động kém đi, gây tích tụ nước tiểu. Đây cũng là lúc sỏi bàng quang hình thành.
- Sa bàng quang:
Dòng nước tiểu không thể ra khỏi bàng quang hoàn toàn. Điều này xuất phát bởi nguyên nhân thành bàng quang yếu và sa xuống âm đạo.
- Sỏi thận:
Sỏi thận, sỏi mật phát triển khiến chức năng đào thải độc tố của thận bị suy yếu. Từ đó dẫn đến hình thành sỏi bàng quang. Cũng có trường hợp do những viên sỏi thận có kích thước nhỏ di chuyển dần xuống niệu quản và bàng quang.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
Thói quen nhịn tiểu, uống quá ít nước, ngại ăn rau, ngại uống nước canh, lười vận động, dùng nhiều thực phẩm chứa photpho, canxi, chất khoáng… là nguyên nhân dẫn đến hình thành loại sỏi này.
- Thiết bị y tế:
Nguyên nhân có thể do dùng một số dụng cụ đặt trong bàng quang như thiết bị tránh thai, ống thông tiểu…
Những viên sỏi bàng quang có kích thước nhỏ có thể tự động rơi ra ngoài khi bạn đi tiểu và không gây ảnh hưởng gì. Tuy nhiên với những viên sỏi có kích thước lớn hơn, bệnh nhân phải đối mặt với một số triệu chứng như:
Đa số, bệnh nhân sẽ đái rắt nhiều lần, nhất là ban ngày do đi lại, vận động nhiều.
Khi bị viêm bàng quang, nước tiểu thường đục, đôi khi nước tiểu có màu đỏ (đái máu) kèm theo sốt nhẹ. Đồng thời, bệnh nhân có thể bị đau bụng dưới, đái khó, đau, buốt gây khó khăn trong lúc tiểu tiện.
Người bệnh bị đau buốt vùng hạ vị do bít tắc, chèn ép, cổ bàng quang (chỗ nối bàng quang và niệu đạo). Từ cơn đau hạ vị sẽ lan dần ra phía đầu bộ phận sinh dục ngoài hoặc tầng sinh môn, trội lên về cuối bãi tiểu tiện.
Ở nữ giới, nước tiểu chảy ri rỉ qua âm đạo hoặc hậu môn gây nhiễm khuẩn. Ở nam giới, đôi khi phải bóp chặt đầu dương vật để đỡ đau. Điều này sẽ gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt và gây nhiễm trùng.
Thậm chí, nếu sỏi bàng quang to, có thể gây bí tiểu hoàn toàn. Ứ nước tiểu trong bàng quang, bàng quang căng phồng, tạo nên “cầu bàng quang” ở trên xương mu. Ngoài ra biểu hiện của sỏi bàng quang còn là tiểu ngắt ngừng, tiểu són, đau bụng dưới,...
Nguyên nhân phổ biến nhất gây sỏi bàng quang là do chế độ ăn uống không khoa học.
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học nhất là cách để ngăn ngừa sự hình thành, phát triển sỏi bàng quang cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị. Bạn nên áp dụng thực đơn ăn uống giảm chất béo, muối và đường.
Nên dùng những thực phẩm sau:
- Thực phẩm không chứa nhiều chất béo như : trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hoặc không béo
- Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt và đậu giúp cung cấp chất xơ tốt.
- Thực phẩm bổ sung nhiều protein như: thịt bò, thịt thăn lợn, thịt gia cầm, hải sản và đậu. Nên nướng, luộc thay vì chiên xào để hạn chế lượng chất béo.
- Nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày giúp đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi thận và bàng quang.
- Ăn nhiều cá hơn thịt, không nên ăn nội tạng nhất là gan.
Đồng thời, bạn nên loại bỏ các hóa chất xấu gây tổn hại đến >sức khỏe. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Với mỗi tình trạng bị sỏi cụ thể sẽ có một cách điều trị khác nhau. Có thể tán sỏi bàng quang hoặc mổ sỏi bàng quang, do đó, người bệnh cần kịp thời đi đến các cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín để được chẩn đoán và chữa bệnh sớm. Không nên để tình trạng bệnh quá nặng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên tắc khi chữa bệnh:
- Sỏi nhỏ, dùng thuốc để làm tan dần sỏi, sỏi sẽ theo nước tiểu ra ngoài. Kết hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn (nếu có biểu hiện viêm nhiễm).
- Với sỏi to, cần tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi càng sớm càng tốt.
Cách phòng bệnh:
Nguyên nhân gây sỏi thường là do ứ đọng nước tiểu lâu ngày. Do đó, phòng bệnh là việc làm vô cùng cần thiết. Tuyệt đối không được nhịn tiểu. Hằng ngày cần uống đủ nước (1,5 - 2,0 lít/ngày), bao gồm cả nước có trong thức ăn, rau, canh, củ, quả.
Tránh ngồi, nằm một chỗ với thời gian lâu. Thường xuyên >luyện tập, vận động cơ thể đều đặn bằng tập thể dục, đi bộ, bơi. Ngay khi có rối loạn tiểu tiện (đái rắt, đái buốt hay đái đục, đái ra máu), bạn cần kịp thời đi khám bệnh.
- Tây Y
Dùng thuốc: Dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và giãn cơ trơn nhằm đưa sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu.
Tán sỏi: Thông qua camera trên ống nội soi, bác sĩ sẽ theo dõi hình ảnh các viên sỏi bàng quang và sử dụng sóng âm thanh hoặc tia laser để phá vỡ chúng. Cần được uống thuốc kháng sinh trước khi tiến hành thủ thuật này để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Phẫu thuật: Sỏi có kích thước >3mm hoặc sỏi bàng quang có kèm theo xơ cứng cổ bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo… sẽ được áp dụng cách phẫu thuật để loại bỏ. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên vùng xương mu để mổ bàng quang lấy sỏi. Sau khoảng 3-5 ngày là bệnh nhân có thể về nhà.
- Đông Y
Có rất nhiều bài thuốc nam chữa sỏi bàng quang. Bao gồm:
Râu ngô: Đun râu ngô với nước để và dùng nước này để uống thay nước lọc hàng ngày. Cách này sẽ giúp giảm dần triệu chứng đau do sỏi bàng quang, màu nước tiểu cũng không còn vẩn đục nữa.
Kim tiền thảo: Đun kim tiền thảo với 500ml nước trong 30 phút. Dùng để uống vào buổi sáng sau khi ăn. Đây là bài thuốc mang đến hiệu quả lợi tiểu, pha loãng nước tiểu và ức chế sự hình thành sỏi bàng quang.
Mã đề: Chuẩn bị các vị thuốc gồm 20g mã đề, 20g bòng bong và 12g rau đắng. Sắc nước uống thay trà hàng ngày. Với cách này, sỏi sẽ bị bào mòn, chống viêm và làm dịu đường tiết niệu.
Nhìn chung, các thảo dược được lựa chọn đều có tính thanh mát, lợi tiểu, thải độc và ức chế sự phát triển của sỏi tốt.
Nếu không phát hiện và ngăn ngừa kịp thời thì sỏi bàng quang sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và khó lường. Để hạn chế tối đa biến chứng bảo vệ sức khỏe, người bệnh cần nắm rõ về sỏi và phát hiện bệnh sớm, biết cách đẩy lùi sỏi. Đây là điều cần thiết nên thực hiện ngay. Hi vọng những thông tin vừa chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.