Bị u tuyến giáp uống gì được rất nhiều người bệnh quan tâm tìm hiểu... Người mắc bệnh u tuyến giáp cũng cần nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng để xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, phù hợp.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết tố nằm ở cổ họng, có chức năng sản xuất, lưu trữ sau đó giải phóng thyroxine và hormone triiodothyronine vào trong máu. Sự tồn tại của 2 chất này giúp quá trình trao đổi chất ở hệ thống các cơ quan và sự chuyển hóa chất diễn ra một cách bình thường.
U tuyến giáp hay nhân tuyến giáp là những tổn thương khu trú nằm trong tuyến giáp. Đây là những nốt/khối đặc hoặc lỏng gây ra sự thay đổi chức năng và cơ chế hoạt động của tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể này. Thông thường, tỷ lệ mắc >u tuyến giáp ở nữ giới cao hơn so với nam giới.
Tùy thuộc vào tính chất của tế bào, u tuyến giáp có thể là u lành tính hoặc u ác tính (ung thư tuyến giáp). Hầu hết các u tuyến giáp không nghiêm trọng và không xuất hiện triệu chứng nên khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu u tuyến giáp phát triển lớn có thể cản trở hô hấp, gây ra khó thở hoặc khó nuốt. Đồng thời gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải bệnh lý này.
Bệnh nhân tuyến giáp có nên ăn tôm không?
Nhiều người lo lắng rằng có khối u tuyến giáp thì có được ăn tôm không? Bác sĩ Vương Hồng (làm việc tại Sơn Đông, Trung Quốc) chia sẻ những người mắc bệnh tuyến giáp, có thể ăn tôm một cách hợp lý. Như vậy sẽ không gây ra sự dao động quá mức của nội tiết. Hơn nữa, tôm còn chứa nhiều khoáng chất như kẽm, i ốt, omega-3 tốt cho >sức khỏe của bệnh nhân tuyến giáp.
Tuy nhiên, mỗi tuần chỉ nên ăn tối đa 2 lần, nếu ăn quá nhiều thì lượng i ốt trong hải sản sẽ gây rối loạn hormone tuyến giáp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bị u tuyến giáp có được ăn bắp cải không?
Nếu bạn mắc bệnh về tuyến giáp như: Suy giáp, cường giáp, u tuyến giáp… việc ăn bắp cải có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, các tác hại này chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều bắp cải hoặc bạn sử dụng liên tục trong giai đoạn có bệnh về tuyến giáp. Nếu dùng với lượng nhỏ kết hợp một chế độ ăn hợp lý, cân đối người bệnh vẫn có thể tận dụng các lợi ích của bắp cải với sức khỏe. Như vậy, u tuyến giáp có được ăn bắp cải không phụ thuộc vào cách chế biến và lượng bắp cải mà bạn sử dụng.
Bệnh nhân tuyến giáp nên ăn gì?
Tuyến giáp cần iốt để sản sinh ra các hormone cần thiết, có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp, giảm thiểu sự hình thành u tuyến giáp. Do đó bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp nên bổ sung iốt trong các bữa ăn hàng ngày bằng cách sử dụng muối có bổ sung iốt, ăn các loại tảo, rong biển, các loại hải sản như tôm, sò biển,… Tuy nhiên, với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị iốt phóng xạ thì nên ăn bổ sung lượng iốt vừa phải.
Rau lá xanh
Rau diếp, rau bina và các loại rau lá xanh là nguồn thực phẩm giàu magie cùng với các khoáng chất có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là với các hoạt động của tuyến giáp.
Thịt đỏ
Thịt đỏ giàu protein rất tốt cho người mắc u tuyến giáp. Không những vậy, thịt nạc là nguồn thực phẩm quen thuộc dễ tìm mua, dễ chế biến và dễ tiêu hóa.
Cá
Các acid béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá béo như: Cá ngừ, cá hồi hoặc cá mòi. Hoạt chất này có tác dụng giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch ở người bị bệnh về tuyến giáp.
Các loại hạt
Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân là nguồn thực phẩm giàu magie, rất tốt cho tuyến giáp, giúp cung cấp cho cơ thể protein thực vật, đồng, kẽm, vitamin E và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.